maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

Trưởng phòng kinh doanh : Quyền hạn, Mô tả công việc, Kỹ năng

Trưởng phòng kinh doanh : Quyền hạn, Mô tả công việc, Kỹ năng

Có phải bạn đang muốn tìm hiểu về công việc của trưởng phòng kinh doanh? Bạn đang băn khoăn không biết vị trí này làm gì, có vai trò gì? Hay làm thế nào để có thể trở thành một trưởng phòng kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

MỤC LỤC
1- Trưởng phòng kinh doanh là gì?
Trưởng phòng kinh doanh tiếng anh là gì? 
2- Trách nhiệm, quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh
3- Mô tả công việc Trưởng phòng kinh doanh
4- Kỹ năng cần có trưởng phòng kinh doanh
5- Tố chất, phẩm chất của trưởng phòng kinh doanh
6- Mức lương trưởng phòng kinh doanh bao nhiêu?
7- Mẫu CV nổi bật vị trí trưởng phòng kinh doanh
8- Trở thành trưởng phòng kinh doanh có yêu cầu gì?
9- Cơ hội việc làm trưởng phòng kinh doanh


Việc làm kinh doanh
Xem thêm >>>> Việc làm Kinh doanh lương hấp dẫn tại HRchannels.com

1. Trưởng phòng kinh doanh là gì? 

Trưởng phòng kinh doanh là người chịu trách nhiệm cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, cũng như tìm kiếm các cách để tăng doanh thu và số lượng khách hàng. Vị trí có thể hoạt động ở cấp địa phương, khu vực hoặc quốc gia.
Trưởng phòng kinh doanh là vị trí nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp, chúng ta thường thấy vai trò của trưởng phòng kinh doanh trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh và quản lý điều hành phòng kinh doanh  để đảm bảo thành công của tổ chức và đạt mục tiêu doanh số. 

 Trưởng phòng kinh doanh tiếng anh là Sales Manager, có thể một số doanh nghiệp gọi tắt là SM.  Sales Manager quản lý và hỗ trợ một đội ngũ đại diện bán hàng. Các doanh nghiệp hiện đang có xu hướng giảm thiểu vai trò kinh doanh của Sales Manager và gia tăng nhiệm vụ đó đối với các đại diện bán hàng. 

2- Trách nhiệm, quyền hạn của trưởng phòng kinh doanh 

3. Mô tả công việc của trưởng phòng kinh doanh 

Nhiệm vụ của có thể thay đổi tùy theo doanh nghiệp, tuy nhiên thường tập trung vào ba yếu tố: con người, doanh nghiệp và khách hàng.

3.1. Quản lý con người

Quản lý con người ở đây chính là chịu trách nhiệm với nhân sự trong bộ phận. Trưởng phòng kinh doanh không thể chỉ làm việc một mình. Họ cần sự hỗ trợ của các thành viên trong nhóm. Những cá nhân này sẽ đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Họ sẽ đặt ra chỉ tiêu, tiêu chuẩn công việc cho nhóm các nhân viên kinh doanh và các đại diện bán hàng. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn này cần là các chỉ tiêu thực tế và có tính khả thi.

Sales Manager cũng sẽ là người thúc đẩy các thành viên trong nhóm làm việc như một đơn vị độc lập hướng tới hiệu quả chung của doanh nghiệp. Họ sẽ thực hiện các cuộc trao đổi ngắn với từng cá nhân về hiệu suất, hiệu quả làm việc hàng tuần và trao đổi sâu hàng năm. Vị trí này còn có thể đôi khi tham gia vào các cuộc họp nhóm.

Đảm bảo hiệu suất làm việc của các đại diện bán hàng là một trong các nhiệm vụ quan trọng của trưởng phòng kinh doanh. Tổ chức việc tập huấn nâng cao năng lực, đảm bảo nhân sự trong bộ phận có đủ khả năng sử dụng các công nghệ mới trong công việc. Họ cũng tham gia vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, đảm bảo họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc.

Những việc làm hấp dẫn

Deputy Sales Manager (Logistics)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic, Kinh doanh / Bán hàng

Sales Manager (Logistics)

Hà nội, Hải Phòng, Bắc Ninh Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic, Kinh doanh / Bán hàng

Sales Project Manager (Agricultural machinery)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng kỹ thuật, Bán hàng (Khác), Bán hàng Nông nghiệp

Branch Manager (Logistics)

Đà nẵng Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Sales Manager (Logistics)

Hà nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Để đảm bảo được hiệu quả làm việc của nhân sự trong bộ phận kinh doanh,  đặt ra các tiêu chí đánh giá, cơ chế thưởng-phạt. Trong trường hợp cần thiết, họ sẽ ra quyết định sa thải đối với những đại diện bán hàng không đạt được chỉ tiêu công việc, hoặc báo cáo với ban lãnh đạo để có những xử lý phù hợp với những trường hợp nghiêm trọng hơn.

Chính bản thân Sales manager sẽ làm gương cho các nhân sự cấp dưới.

Trong một số trường hợp, giám sát hoạt động của các quản lýkinh doanh cấp địa phương và cấp khu vực.

Ngoài ra, còn có nhiệm vụ đảm bảo mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa các cá nhân trong bộ phận.

mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm ứng tuyển trưởng phòng kinh doanh thành công

3.2. Quản lý việc kinh doanh

Vai trò của Sales Manager – như tên gọi của vị trí này – quản lý việc kinh doanh của doanh nghiệp.

Họ xác định mục tiêu, bao gồm tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường, thu hút khách hàng; và đưa ra các chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu này. Họ phân tích dữ liệu bán hàng và kết quả kinh doanh nhằm đưa ra dự báo về doanh thu theo năm, theo quý của doanh nghiệp cũng như phát triển kế hoạch phù hợp theo từng giai đoạn. Những dữ liệu này được lưu trữ lại để sử dụng cho việc tham khảo trong tương lai. Việc lên ngân sách cũng là một trong các công việc của vị trí này.

Sales Manager làm việc trong mối quan hệ hợp tác với bộ phận marketing nhằm phát triển các kế hoạch cũng như quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.

Ngoài ra, còn tham gia việc chuẩn bị báo cáo kinh doanh.

3.3. Quản lý nhu cầu khách hàng

Trưởng phòng kinh doanh dành khá nhiều thời gian cho khách hàng và người tiêu dùng – những người sẽ mua và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Sales Manager cần luôn hiểu được nhu cầu của khách hàng và chặt chẽ theo dõi sở thích của họ.

Khi có vấn đề xảy ra, hoặc nếu nhận được những phàn nàn của khách hàng, phải tìm cách giải quyết hoặc báo cáo với ban lãnh đạo để xử lý sớm nhất có thể.

Để tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của khách hàng, Sales manager sẽ đưa ra các chương trình giảm giá hoặc khuyến mãi phù hợp. Những chương trình này sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên các kết quả phân tích và dự báo.

Trưởng phòng kinh doanh cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp và người mua hàng, giúp duy trì mối quan hệ cung-cầu và giữ chân khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.

mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh

Xem thêm >>> 15 câu hỏi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh

3.4. Nhiệm vụ khác

Ngoài ba nhiệm vụ chính, thực hiện những nhiệm vụ khác nếu cần thiết hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp.

4- Kỹ năng cần có của trưởng phòng kinh doanh 

Thành thạo bộ kỹ năng cần thiết sẽ giúp trưởng phòng kinh doanh thực hiện công việc đạt kết quả tốt nhất. Sau đây là những kỹ năng vị trí này cần tích lũy:

4.1- Kỹ năng giao tiếp

Giỏi giao tiếp là kỹ năng mà bất cứ người đảm nhận vị trí quản lý nào cũng phải thành thạo. 

Với trưởng phòng kinh doanh, khả năng giao tiếp thành thạo sẽ giúp họ dễ dàng truyền đạt vấn đề tới nhân viên cấp dưới và khách hàng. 

Đồng thời, giỏi giao tiếp còn giúp họ lắng nghe ý kiến của mọi người một cách hiệu quả, từ đó có thể giải quyết các vấn đề phát sinh chính xác, nhanh chóng hơn.

4.2- Kỹ năng quản lý

Nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh là quản lý hoạt động bán hàng và các nhân sự trong bộ phận kinh doanh.

Với kỹ năng quản lý thành thục, họ có thể thiết lập mục tiêu, phân chia công việc phù hợp và quản lý tiến độ công việc hiệu quả hơn. Đồng thời, điều này còn giúp trưởng phòng kinh doanh nhận được sự tín nhiệm từ người khác. 

4.3- Kỹ năng giải quyết vấn đề

Việc phát sinh các tình huống, sự cố bất ngờ là điều khó tránh trong quá trình thực hiện công việc. Một trưởng phòng kinh doanh giỏi chắc chắn phải giữ được sự bình tĩnh và có thể giải quyết những tình huống phát sinh nhanh chóng, hiệu quả nhất.

4.4- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Mối quan hệ rộng rãi là yếu tố quan trọng mang đến thành công cho trưởng phòng kinh doanh. Vì vậy, bạn cần biết cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và các đối tác của công ty.

4.5- Kỹ năng đào tạo, huấn luyện

Trưởng phòng kinh doanh giỏi không phải là người bán được nhiều hàng nhất mà phải là người có khả năng tạo ra đội ngũ nhân viên kinh doanh xuất sắc.

Để tạo nên đội ngũ sales giỏi, trưởng phòng kinh doanh sẽ phải dành ra khoảng thời gian khá dài để đào tạo, huấn luyện nhân viên. Đồng thời, họ còn phải hỗ trợ, giúp đỡ nhân viên phát huy tối đa năng lực, thế mạnh của họ.

4.6- Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc

Khối lượng công việc của trưởng phòng kinh doanh khá lớn. Họ phải vừa quản lý hoạt động bán hàng, vừa phải tham gia vào các chiến dịch marketing, giới thiệu sản phẩm.

Bởi vậy, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc là yếu tố không thể thiếu để người đảm nhận vị trí này có thể hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ công việc của mình.

trưởng phòng kinh doanh cần các kỹ năng

4.7- Kỹ năng đánh giá, phân tích

Một trong những công việc của trưởng phòng kinh doanh là lập kế hoạch bán hàng và quảng bá các sản phẩm mới của doanh nghiệp.

Để có bản kế hoạch hiệu quả, khả thi nhất, họ không thể lên kế hoạch một cách tuỳ ý. Thay vào đó, trưởng phòng kinh doanh sẽ phải dành thời gian điều tra, phân tích và đánh giá thị trường cũng như khách hàng mục tiêu.

5- Tố chất, phẩm chất của trưởng phòng kinh doanh 

Có người sẽ nghĩ, trưởng phòng kinh doanh chỉ cần bán được nhiều hàng, mang về doanh số lớn cho công ty là được rồi. Thế nhưng, để thật sự thành công với vị trí này không đơn giản.

Sau đây là những tố chất trưởng phòng kinh doanh cần có để trở nên chuyên nghiệp và thành công hơn:

5.1- Có tầm nhìn xa trông rộng

Trưởng phòng kinh doanh phải chịu trách nhiệm về doanh số cho cả một đội ngũ cũng như hiệu quả hoạt động bán hàng của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, người đảm nhận vai trò này nhất định phải có tầm nhìn xa rộng để có thể dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra và phân chia công việc phù hợp.

5.2- Lắng nghe và tích cực phản hồi các vấn đề của nhân viên 

Một trưởng phòng kinh doanh giỏi cần biết tích cực lắng nghe các ý kiến, đề xuất của nhân viên và cung cấp cho họ các phản hồi, đánh giá cần thiết. 

Lợi ích lớn nhất từ việc lắng nghe và phản hồi chính là trưởng phòng kinh doanh có thể tìm ra hướng đi phù hợp nhất và khơi gợi sự sáng tạo cũng như tinh thần nỗ lực của toàn thể nhân viên.

5.3- Khả năng định hướng dịch vụ khách hàng

Khả năng định hướng dịch vụ khách hàng được coi là tố chất rất quan trọng đối với trưởng phòng kinh doanh. Bởi vì nó có thể giúp họ vạch ra hướng phát triển các dịch vụ liên quan đến sản phẩm một cách hợp lý, từ đó khiến khách hàng luôn cảm thấy hài lòng.

tố chất trưởng phòng kinh doanh
Đừng bỏ lỡ >>> Bảng KPI của trưởng phòng kinh doanh

5.4- Biết tạo dựng niềm tin với đội ngũ nhân viên

Trưởng phòng kinh doanh không thể chỉ dùng những lời nói đơn giản, sáo rỗng mà tạo được niềm tin với đội ngũ nhân viên kinh doanh.

Thực tế, họ chỉ có thể thuyết phục và tạo dựng được niềm tin với đội ngũ nhân viên bằng chính những kinh nghiệm và năng lực quản lý. 

Vì vậy, trưởng phòng kinh doanh phải trở thành tấm gương để nhân viên noi theo bằng cách đạt được những thành tích cụ thể và cho họ thấy được kỹ năng lãnh đạo xuất sắc của mình.

5.5- Không ngừng đổi mới

Nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng luôn thay đổi. Do đó, trưởng phòng kinh doanh cũng phải liên tục cập nhật, thay đổi để ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng và thích nghi linh hoạt với những biến đổi trên thị trường.

6- Mức lương trưởng phòng kinh doanh bao nhiêu? 

Hiện nay, mức lương trung bình của trưởng phòng kinh doanh vào khoảng 20 triệu/tháng. Với những người còn ít kinh nghiệm thì mức lương sẽ từ 15 – 17 triệu/tháng. Còn những người có nhiều kinh nghiệm hơn sẽ có mức lương từ 30 – 35 triệu/tháng, cao nhất có thể lên tới 80 triệu/tháng.

Ngoài lương chính, trưởng phòng kinh doanh còn nhận được các khoản hoa hồng doanh số (được tính theo % doanh thu). Khoản hoa hồng này đôi khi còn cao hơn lương chính rất nhiều.

Tại các doanh nghiệp lớn, trưởng phòng kinh doanh sẽ có thêm các khoản phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng dự án, thưởng quý và thưởng năm.

Tóm lại, trưởng phòng kinh doanh phải đảm đương nhiều trọng trách nặng nề, nhưng mức lương họ nhận được lại rất tương xứng với những gì họ đã làm. Do đó, vị trí này luôn là ước mơ, mục tiêu phấn đấu của nhiều nhân viên theo đuổi lĩnh vực kinh doanh.

7- Mẫu CV nổi bật vị trí trưởng phòng kinh doanh 

7.1- Những lưu ý khi soạn CV trưởng phòng kinh doanh

Để có một bản CV trưởng phòng kinh doanh nổi bật, bạn cần lưu ý những điều sau:

+ Cấu trúc, định dạng CV: Bạn cần đảm bảo CV có cấu trúc và định dạng rõ ràng, dễ hiểu, dễ đọc. Nội dung trong CV nên được chia thành các phần nhỏ và được trình bày ngắn gọn, có điểm nhấn.

+ Trình bày CV ngắn gọn: Nhà tuyển dụng thường không có nhiều thời gian đọc CV. Do đó, bạn cần thể hiện các nội dung càng ngắn gọn, súc tích càng tốt. 

+ Câu văn chân thực, tránh những từ ngữ sáo rỗng: Bạn nên tập trung vào những kỹ năng, tình huống thực tế mình đã trải qua để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 

+ Tập trung vào các nội dung quan trọng trong CV trưởng phòng kinh doanh: Bản CV trưởng phòng kinh doanh ấn tượng cần nhấn mạnh vào kỹ năng, kinh nghiệm thực tế và trình độ học vấn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên đề cập đến những kỹ năng, kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy được bạn chính là ứng viên phù hợp.

trình bày cv trưởng phòng kinh doanh đẹp

7.2- Mẫu CV trưởng phòng kinh doanh nổi bật

Dưới đây là mẫu CV có thể giúp bạn nêu bật những điểm quan trọng trong CV trưởng phòng kinh doanh. Bạn hãy tham khảo nhé!

Mẫu trưởng phòng kinh doanh

THÔNG TIN LIÊN HỆ   

Họ tên: …

Email: …

Số điện thoại: (+84) xxx  

Địa chỉ: …

Link blog cá nhân hoặc tài khoản mạng xã hội.

MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP 

Trưởng phòng kinh doanh với hơn 5 năm kinh nghiệm, sở hữu mạng lưới kết nối rộng lớn. Có khả năng làm việc sáng tạo, kỹ năng tư duy linh hoạt trong việc lập chiến lược bán hàng và gia tăng doanh số. Có khả năng đào tạo và phát triển chuyên môn cho đội ngũ nhân viên kinh doanh. 

KINH NGHIỆM LÀM VIỆC   

1- Sales Manager - Công ty xxx (2020 – 2023)

Nhiệm vụ:

Phối hợp với bộ phận phân phối và bán hàng để triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm, gia tăng doanh thu.

Kết nối với các đối tác để thực hiện hoạt động truyền thông nhằm quảng bá thương hiệu và sản phẩm.

Lên chiến lược bán hàng dài hạn cho công ty, mở rộng địa điểm bán hàng, đạt được mức tăng doanh thu 35% trong 2 năm. 

Đào tạo cho các nhân viên kinh doanh còn ít kinh nghiệm.

….

2- Senior Sales Executive - Công ty xxx (2018 – 2020) 

Nhiệm vụ:

Lên kế hoạch, triển khai chiến lược phát triển các sản phẩm mới. 

Mở rộng chi nhánh, địa điểm bán hàng, gia tăng doanh số lên 20% trong 6 tháng.

HỌC VẤN 

Đại học xxx (mm/yyyy – mm/yyyy)

Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh 

KỸ NĂNG 

Kỹ năng quản lý kinh doanh.

Kỹ năng làm việc nhóm. 

Kỹ năng nghiên cứu sản phẩm, phân tích thị trường, 

Tư duy bán hàng. 

Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống.

THÔNG TIN BỔ SUNG

Cung cấp thông tin các chứng chỉ, thành tích, khoá học,…”
 

CV trưởng phòng kinh doanh tiếng anh
(Nguồn ảnh: Canva)
Có thể bạn quan tâm >>>> Mẫu báo cáo của Trưởng phòng kinh doanh

8- Trở thành trưởng phòng kinh doanh cần yêu cầu gì? 

8.1. Học vấn

Đối với vị trí trưởng phòng kinh doanh, nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên có bằng đại học về các lĩnh vực luật kinh doanh, quản lý, kinh tế, kế toán, tài chính, marketing. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm việc tương đương có thể được cân nhắc nếu ứng viên có thể chứng minh được khả năng của bản thân.

Học vấn liên quan tới toán học hoặc phân tích số liệu có thể là lợi thế.

8.2. Kinh nghiệm

Kinh nghiệm thường là một yếu tố quan trọng mà ứng viên ứng tuyển vào vị trí Sales Manager cần có. Số năm kinh nghiệm có thể khác nhau tùy theo doanh nghiệp tuyển dụng, tuy nhiên sẽ dao động trong khoảng ít nhất từ một đến năm năm.

Ứng viên Sales Manager thường xuất phát từ những vị trí khác trong lĩnh vực hoặc trong lĩnh vực liên quan ví dụ như nhân viên bán lẻ, đại diện bán sỉ hoặc đại lý thu mua. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, số lượng vị trí đứng đầu phòng kinh doanh thường bị hạn chế, do đó thời gian thăng tiến thường lâu hơn so với các doanh nghiệp lớn.

8.3. Kỹ năng quan trọng

Trưởng phòng kinh doanh cần phải thu thập và phân tích số liệu để tìm ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất. Do đó, kỹ năng phân tích là không thể thiếu.

- Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ích cho  trong mối quan hệ với khách hàng, đồng nghiệp và đối tác. Lắng nghe trước và phản hồi sau.

- Kỹ năng chăm sóc khách hàng là cần thiết đối với nhiệm vụ lắng nghe và phản hồi lại ý kiến của khách hàng.

Kỹ năng lãnh đạo được sử dụng đến khi quản lý và đánh giá nhân viên kinh doanh trong bộ phận.

- Khả năng tuyển dụng, tuyển chọn nhân sự.

- Kỹ năng lắng nghe.

- Kỹ năng đào tạo.

- Kỹ năng giao tiếp.

- Làm việc nhóm.

- Kỹ năng lãnh đạo.

- Kỹ năng quản lý thời gian.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề.

- Kỹ năng phân tích.

mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh

9- Cơ hội việc làm trưởng phòng kinh doanh 

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế khiến nhu cầu tuyển dụng trưởng phòng kinh doanh của các doanh nghiệp gia tăng rất lớn.

Nếu lướt qua các trang tuyển dụng bạn sẽ thấy rất nhiều tin tuyển dụng trưởng phòng kinh doanh với mức lương siêu hấp dẫn. Nhà tuyển dụng đăng tuyển bao gồm các công ty trong nước và cả công ty nước ngoài.

Ngoài ra, có rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương cao để tuyển dụng trưởng phòng kinh doanh giỏi nhưng gặp nhiều khó khăn vì nguồn nhân lực khan hiếm.

Như vậy có thể thấy, cơ hội việc làm trưởng phòng kinh doanh hiện tại đang rất lớn. Nếu có đủ năng lực, kinh nghiệm, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được những vị trí công việc có mức lương rất cao.


Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.