- 420k
- 1k
- 870
Bạn muốn vượt qua cuộc phỏng vấn một cách xuất sắc và giành được vị trí mà bạn đang tìm kiếm? Dưới đây là 20 mẹo Ms. Uptalent sẽ chia sẻ tới bạn.
Nhà tuyển dụng có thể sẽ hỏi bạn về vị thế công ty họ trên thị trường, ai là đối thủ cạnh tranh cũng như thế mạnh của công ty họ. Vì vậy, hãy tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn và lĩnh vực hoạt động của công ty đó.
Hãy chuẩn bị 3-5 điểm mạnh của bạn khiến bạn trở thành ứng viên tốt nhất cho vị trí này. Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp của tôi khá tốt, tôi đã có kỹ năng lãnh đạo nhóm… Đừng quên nêu lí do vì sao bạn ứng tuyển vị trí này: có thể vì bạn thấy công việc này khá thú vị, chế độ đãi ngộ tốt và những yêu cầu của vị trí này phù hợp với khả năng của bạn,… Nếu một nhà tuyển dụng không thấy được niềm yêu thích, say mê của bạn đối với vị trí tuyển dụng, họ chắc chắn sẽ từ chối bạn cho dù bạn có giỏi đến đâu!
Xem thêm >>> 10 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời
Luôn luôn có nhiều ứng viên hơn các vị trí cần tuyển. Chính vì vậy, nhà phỏng vấn luôn tìm cách sàng lọc ứng viên. Hãy đặt mình vào vị trí của họ và tự hỏi bản thân mình lý do nào khiến mình có thể bị loại như: bạn không có kỹ năng này, yếu tố kia,… Sau đó, hãy tập phản biện cho mình bằng cách: tôi biết ông có thể đang cho là tôi không phù hợp với vị trí này bởi vì …(điều nghi ngại của họ), nhưng ông nên hiểu rằng …. (lý do họ nên thuê bạn).
Mỗi cuốn sách “làm thế nào để vượt qua phỏng vấn” (how to interview) đều có hàng trăm câu hỏi phổ biến. Hãy lựa chọn ra những câu hỏi bạn cảm thấy mình có khả năng bị hỏi nhiều nhất (độ tuổi, tình trạng hôn nhân, chuyến đi thực tập hè,…) Sau đó, chuẩn bị câu trả lời để tránh tình trạng trả lời vụng về, lộn xộn xảy ra trong buổi phỏng vấn.
Hãy chuẩn bị một số câu hỏi thông minh thể hiện kiến thức cũng như ý định nghiêm túc của bạn đối với công ty. Nhà tuyển dụng luôn hỏi bạn có câu hỏi nào dành cho họ không. Nếu bạn trả lời: “không” thì họ có thể nghĩ rằng bạn không thật sự quan tâm đến công việc. Một trong những câu hỏi tốt nhất là: Đối với ông/bà, ứng viên tốt nhất cho vị trí này là một người như thế nào?
Nếu bạn chuẩn bị tham gia một loạt phỏng vấn với những công ty trong cùng lĩnh vực, bạn có thể sử dụng những câu hỏi giống nhau để hỏi họ như: ông/bà nghĩ điều tuyệt vời nhất khi làm việc ở đây là gì? Sau đó hãy cố gắng nghĩ thêm những câu hỏi khác trong các buổi phỏng vấn.
Thực hành sẽ giúp bạn trả lời tự tin và thuyết phục trước những câu hỏi như: “Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?” Lần đầu tiên, bạn có thể trả lời không đủ ý và bị bối rối. Hãy lặp lại 10 lần cho đến khi trả lời trôi chảy và mượt mà hơn.
Bạn không nên tập luyện trong buổi phỏng vấn thật với nhà tuyển dụng. Cách tốt nhất để diễn tập là tìm hai người bạn nữa và tập luyện phỏng vẫn lẫn nhau: một người đóng vai trò là quan sát viên và một người là ứng viên cấp cao, sau đó tiếp thu nhận xét từ cả quan sát viên và nhà tuyển dụng. Diễn tập 4-5 lần và đổi vai. Một lựa chọn tốt thứ 2 là ghi và phát lại để xem xét những điểm cần cải thiện. Trong mọi trường hợp, hãy chắc chắn bạn nói đủ nghe. Nếu chỉ diễn tập trong suy nghĩ, bạn sẽ không thể luyện tập được điều này.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhà tuyển dụng sẽ quyết định về một ứng viên trong vòng 5p đầu tiên và họ dành tất cả thời gian còn lại để xác nhận quyết định đó. Vậy, bạn có thể làm gì trong vòng 5p để gây được ấn tượng tốt? Hãy thể hiện năng lượng, sự nhiệt tình và sự trân trọng cơ hội cũng như thời gian mà nhà tuyển dụng đã dành cho bạn. (Hãy ghi nhớ: họ có thể đã phỏng vấn rất nhiều ứng viên trong ngày hôm đó. Vì vậy, hãy mang đến một nguồn năng lượng cho buổi phỏng vấn.)
Ngoài ra, hãy bắt đầu với những nhận xét về công ty như: tôi thật sự mong chờ cuộc gặp mặt này (không phải “cuộc phỏng vấn”). Tôi nghĩ công ty đã hoàn thành dự án/… vô cùng thành công và tôi thực sự vui mừng trước viễn cảnh trong tương lai mình có thể đóng góp vào sự thành công ấy.
Rất nhiều ứng viên coi nhà tuyển dụng như đối thủ: họ có gắng nâng “offer” lên trong khi nhà tuyển dụng thì cố gắng giữ lại hoặc hạ xuống. Nhiệm vụ của bạn là biến cuộc “kéo co” này thành mối quan hệ cùng chiều. Bạn có thể bày tỏ rằng: Tôi rất vui khi có cơ hội biết thêm về công ty ông/bà và cũng để mọi người hiểu về bản thân mình hơn để chúng ta có thể nhìn nhận chúng ta có phù hợp với nhau hay không.
Có lẽ cố gắng lịch sự một cách quá mức khiến nhiều ứng viên quyết đoán trở nên thụ động trong một cuộc phỏng vấn. Nhưng lịch sự không có nghĩa là bị động. Một cuộc phỏng vấn cũng giống như những cuộc hội thoại khác – nó như một điệu nhảy mà bạn và người đồng hành cùng di chuyển và trả lời lại lẫn nhau. Đừng thụ động ngồi một chỗ và mong chờ nhà tuyển dụng hỏi bạn về giải thưởng Nobel mà bạn đạt được. Trách nhiệm của bạn là làm cho nhà tuyển dụng hiểu được thế mạnh của bạn là gì.
Hãy tìm hiểu các hình thức phỏng vấn. Có thể bạn sẽ gặp các câu hỏi phỏng vấn về chủng tộc, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, tình trạng hôn nhân và khuynh hướng tình dục của bạn là không phù hợp và bất hợp pháp ở một số nơi. Tuy nhiên, bạn có thể nhận được một hoặc nhiều câu hỏi trong số đó. Nếu thế, bạn có một vài lựa chọn.
Bạn có thể trả lời bằng một câu hỏi: ông/bà có thể giải thích giúp tôi câu hỏi này có liên quan gì đến vị trí tôi ứng tuyển được không? Hoặc bạn có thể trả lời như sau: Tôi không chắc mình sẽ quyết định có con trong thời gian tới hay không nhưng nếu ông/bà đang cân nhắc việc tôi sẽ nghỉ việc trong tương lai thì tôi khẳng định tôi rất tận tâm với sự nghiệp của mình và không thể tưởng tượng được tôi sẽ từ bỏ nó.
Nếu có một cái cây đổ trong khu rừng và không có ai ở đó, liệu nó có tạo ra âm thanh không? Quan trọng hơn, nếu bạn nói về điểm mạnh của mình với nhà tuyển dụng nhưng họ không hiểu thì liệu bạn đã ghi điểm trong mắt họ chưa? Câu trả lời đương nhiên là: chưa! Vì vậy, đừng chôn vùi điểm mạnh của mình trong những câu chyện dài dòng. Hãy nếu rõ điểm mạnh của mình trước và sau đó đưa ra ví dụ khi được hỏi điểm mạnh nhất của bản thân là gì?
Không ai thích một người ưa phàn nàn, vì vậy, đừng sống mãi trên những trải nghiệm tiêu cực trong phỏng vấn. Ngay cả khi, nhà tuyển dụng hỏi bạn: Điều gì khiến bạn không thích về công việc cũ? Hãy trả lời câu hỏi đó như: “Tôi luôn tìm được những điểm yêu thích tại các công việc trước đó. Ví dụ, mặc dù, tôi cảm thấy đôi khi công việc khá khó khăn” hay “Tôi khá thích công việc cũ mặc dù hiện tại tôi biết mình thật sự muốn một công việc mới.”
Nếu một nhân viên bán hàng đến giới thiệu với bạn sản phẩm của họ sau đó cả ơn vì bạn đã dành thời gian cho anh ấy và ra đi. Anh ấy đã làm sai điều gì? Anh ấy đã không yêu cầu bạn mua sản phẩm của mình! Vì vậy, đến cuối buổi phỏng vấn, nếu bạn thích vị trí đó hãy nói với người phỏng vấn bạn yêu thích công việc này như thế nào. Trong trường hợp, có hai ứng viên tốt như nhau: bạn và một người nữa thì nhà tuyển dụng có thể sẽ nghĩ về bạn là ứng viên có khả năng chấp nhận công việc cao hơn và nghiêng về việc lựa chọn bạn hơn.
Tốt nhất là bạn có thể giải thích được tại sao bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí này: “Tôi đã làm một vài đánh giá nghề nghiệp, và tôi nhận ra bản thân mình rất quan tâm đến lĩnh vực... và-nếu tôi nghĩ không sai-vị trí này rất phù hợp với lĩnh vực tôi mong muốn. Tôi biết rằng mình sẽ có động lực khi .... (nếu 2-3 động lực) và tôi biết rằng nếu mình hoàn thành công việc tốt, tôi có thể nhận được những xứng đáng.
Cuối cùng, tôi biết rằng khả năng mạnh nhất của tôi là (hai hoặc ba khả năng mạnh nhất của bạn), và tôi thấy đó cũng là những kỹ năng bạn cần nhất cho vị trí này. "Nếu bạn làm theo mẹo này, bạn sẽ ( a) yêu cầu công việc, (b) giải thích lý do tại sao bạn cho rằng bạn phù hợp với công việc đó, (c) thể hiện sự chu đáo và chín chắn của bạn, và (d) thoát khỏi tình trạng “kéo co” nếu bên trên.
Luôn mang theo bản sao hồ sơ của bạn trong mọi cuộc phỏng vấn. Nếu nhà tuyển dụng làm thất lạc CV của bạn, bạn sẽ tiến kiệm được rất nhiều thời gian nếu có thể nộp luôn CV của mình.
Có thể bạn quan tâm >>>> Cách nêu Điểm Mạnh, Điểm Yếu của bản thân hay trong phỏng vấn
Một số người lo ngại nếu họ tập luyện trả lời quá nhiều lần, họ sẽ quá trôi chảy và trơn chu như được chuẩn bị trước. Đừng lo lắng. Nếu bạn chuẩn bị kỹ, bạn sẽ trôi chảy chứ không phải rập khuôn và nếu bạn chuẩn bị không kỹ càng, bạn sẽ lo lắng và bỏ xót đi những thông tin quan trọng.
Nhiều người phỏng vấn bắt đầu phỏng vấn với câu hỏi này, vậy bạn nên trả lời như thế nào? Bạn có thể kể một câu chuyện về nơi mình sinh ra, bố mẹ bạn làm nghề gì? Bạn có bao nhiêu anh em trai hay chị em gái hoặc thậm chí bạn nuôi bao nhiêu con chó hoặc mèo. Điều đó không sao nhưng hãy suy nghĩ liệu nhà tuyển dụng sẽ ghi lại số lượng chú chó bạn nuôi hay lý do tại sao họ nên thuê bạn?
Cân nhắc trả lời câu hỏi này với những thông tin như: "Vâng, rõ ràng là tôi có thể kể cho ông/bà nghe về rất nhiều thứ, và nếu tôi thiếu bất kỳ thông tin gì mà ông/bà muốn biết, hãy cho tôi biết. Có 3 điểu quan trọng bạn cần biết về tôi đó là (nêu điểm mạnh của bạn). Tôi có thể nói chi tiết hơn nếu ông/bà muốn. Nhà tuyển dụng sẽ nói: Đương nhiên, nhà tuyển dụng sẽ nói: “Anh/chị cứ tiếp tục đi”.
Sau đó, bạn có thể tiếp tục: “Về điểm thứ nhất, (đưa ra ví dụ). Và khi tôi làm việc tại...., tôi đã...” Chiến lược này sẽ cho phép bạn có được 10-15p trong buổi phỏng vấn để trình bày về thế mạnh của mình. Vì vậy, câu hỏi hãy nói về bản thân của bạn chính là một cơ hội vàng. Đừng bỏ lỡ nó.
Ăn mặc thích hợp, giao tiếp bằng mắt, bắt tay chắc chắn, và không sử dụng nước hoa. Đôi khi, phòng phỏng vấn chỉ là một căn phòng nhỏ và thiếu sự lưu thông không khí. Bạn muốn nhà tuyển dụng chú ý đến trình độ của bạn và không bị phân tâm bởi mùi Chanel số 5. Ứng viên trước bạn đã khiến căn phòng nồng nặc mùi Brut, và hai mùi hương kết hợp với nhau tạo nên một mùi nồng nặc khó chịu khiên nhà tuyển dụng không muốn tuyển dụng bạn.
Một trong những hình thức phỏng vấn phổ biến nhất hiện nay là yêu cầu ứng viên kể lại những trải nghiệm công việc trong quá khứ để thể hiện những kỹ năng quan trọng mà công ty mong muốn. Bạn có thể được hỏi về khoảng thời gian bạn đưa ra quyết định mà không được số đông mọi người ủng hộ hoặc thể hiện sự kiên định hay quyết định dưới sức ép về thời gian và thông tin không cụ thể.
Bước 1: Hãy tiên đoán những kỹ năng mà nhà tuyển dụng mong muốn.
Bước 2: nhớ lại ít nhất 1 ví dụ bạn đã thể hiện được kỹ năng đó trong quá khứ.
Bước 3: chuẩn bị câu chuyện cho mỗi ví dụ. Nhiều người cho rằng nên sử dụng cấu trúc SAR (Tình huống – Hành động – Kết quả). Bước 4 là thực hành. Hãy xem lại bản CV của bạn trước khi đi phỏng vấn vì nó có thể tái hiện lại một vài sự việc thể hiện những điểm mạnh của bạn trong quá khứ.
Viết lời cảm ơn sau mỗi cuộc phỏng vấn. Hãy đánh máy và gửi mail cho nhà tuyển dụng với những quy tắc viết e-mail chuyên nghiệp. Chỉnh sửa lời cảm ơn của bạn theo nội dung của buổi phỏng vấn, ví dụ, tôi đặc biệt quan tâm đến... Thư tay có thể tốt hơn nhưng nếu bạn cảm ơn một cá nhân hoặc công ty bạn đến phỏng vấn có mô hình giống châu Âu. Cho dù bạn chọn phương thức nào, hãy cố gắng gửi đi trong vòng 48h kể từ cuộc phỏng vấn.
Để viết một lời cảm ơn tốt, bạn sẽ cần phải dành thời gian sau mỗi cuộc phỏng vấn để ghi lại những gì nhà tuyển dụng đã nói. Ngoài ra, hãy viết ra những gì bạn có thể điều chỉnh được để làm tốt hơn trong những cuộc phỏng vấn tiếp theo.
Nếu bạn đã có một cuộc phỏng vấn tồi tệ cho một vị trí mà bạn thực sự cho rằng phù hợp với mình (đó không chỉ là một công việc mà bạn vô cùng mong muốn), đừng bỏ cuộc! Viết một ghi chú, gửi email, hoặc gọi cho người phỏng vấn để cho họ biết rằng bạn nghĩ rằng kỹ năng giao tiếp của bạn chưa được tốt và đã chưa thể hiện được những điểm mạnh của mình.
Hãy nêu rõ lý do tại sao bạn cho rằng bạn phù hợp với vị trí này. Hãy nhắc lại những gì bạn có thể cống hiến cho công ty và bạn hi vọng có cơ hội để làm điều đó. Việc bạn có nhận được vị trí này hay không phụ thuộc vào bạn và nhà tuyển dụng. Nhưng chắc chắn một điều: Nếu bạn không cố gắng, cơ hội của bạn sẽ bằng không. Chúng tôi đã thấy chiến lược này rất hiệu quả trong vô số trường hợp. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích bạn hãy thử một lần cuối!
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet