- 420k
- 1k
- 870
Bạn may mắn thế nào và tại sao? Con voi nặng hơn con chuột bao nhiêu lần? Có bao nhiêu chiếc bánh pizza được tiêu thụ tại Mỹ mỗi năm?,... Các nhà tuyển dụng có thể đã nghe đến những câu hỏi lắt léo như vậy để xác định ứng viên tốt nhất. May mắn thay, các nghiên cứu đã cho thấy rằng những câu hỏi kiểm tra IQ này được đặt ra chủ yếu dành cho những ứng viên thông minh và có năng lực chuyên môn giỏi ở khu vực Thung lũng Sillicon và Phố Wall.
Nhưng khi bạn phỏng vấn nhân viên, bạn cần phải sáng tạo. Xét cho cùng, có rất nhiều câu hỏi như: Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì? Kỹ năng làm việc nhóm của bạn có tốt không?,… sẽ tiết lộ thực sự về ứng viên của bạn. Dưới đây là một số câu phỏng vấn tốt nhất và câu trả lời hay cho mỗi câu hỏi để giúp bạn có một buổi phỏng vấn thành công.
Nếu bạn đang tìm kiếm một ứng cử viên có định hướng mục tiêu cụ thể thì câu hỏi này sẽ giúp bạn đánh giá liệu họ có thể xử lý các mục tiêu đó hay không. Hoặc những câu hỏi tiếp theo như, "bạn đã làm gì để đạt được chúng?" chính là cách hiệu quả để yêu cầu ứng cử viên giải thích quá trình và lý do tại sao họ đặt ra mục tiêu đó.
Một câu trả lời tốt: Một câu trả lời tốt cho câu hỏi phỏng vấn này sẽ cho thấy họ hiểu những mục tiêu khó khăncủa mình là gì và họ đã đặt rất nhiều nỗ lực vào việc đạt được mục tiêu đó. Hãy lắng nghe lý do tại sao đây là mục tiêu thách thức đối với họ. Những ứng viên có thể đặt ra những mục tiêu ngắn là những người có sự tự tin và nhận thức tốt mặc dù có thể họ chưa thành công.
Đây là một cách tiếp cận độc đáo và thách thức hơn đối với câu hỏi chung chung "Bạn biết gì về công ty chúng tôi?". Ứng viên không chỉ cần tìm hiểu về công ty mà còn phải thể hiện khả năng thuyết phục trong những tình huống kinh doanh cụ thể.
Một câu trả lời tốt: Điều này có thể sẽ dễ dàng đối với một số ứng viên. Tuy nhiên, một câu trả lời tốt là sự kết hợp của những thông tin chính xác về công ty bạn cộng với những điểm đặc biệt mà chỉ có công ty bạn cung cấp tới khách hàng.
Hãy nhớ rằng phỏng vấn vị trí sale hoặc marketing luôn dễ hơn những vị trí không làm việc trực tiếp với khách hàng. Nhưng điều đó không quan trọng, bạn không cần thiết phải đánh giá họ thông qua kỹ năng truyền đạt thông tin. Nhưng sẽ rất thú vị để xem cách ứng viên nghĩ và đưa ra phản hồi.
Hãy kể cho tôi về mối quan hệ tốt nhất và tồi tệ nhất mà bạn có ở những đội nhóm khác nhau. Vì vậy câu hỏi này sẽ giúp bạn biết được liệu ứng viên có hài lòng, làm việc nhóm tốt và phù hợp với nhóm của bạn hay không. Câu trả lời sẽ tiết lộ cách họ tương tác với người khác và cách họ muốn được người khác đối xử.
Một câu trả lời tốt: ứng viên sẽ không chỉ tập trung vào các yếu tố chính để xây dựng các mối quan hệ mà còn thể hiện văn hóa doanh nghiệp của mình tại công ty. Ứng viên có thể cảm thấy thích thú trước những đồng nghiệp có suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực. Một câu trả lời tốt không chỉ mang tính một chiều. Hãy tìm kiếm những ứng viên có thể giải thích tại sao phong cách làm việc từ đồng nghiệp của họ phù hợp hoặc mâu thuẫn với họ chứ không chỉ đơn giản là đồng nghiệp của họ đã giúp đỡ hay cản trở họ những gì.
Có rất nhiều ứng viên do dự về việc nói xấu sau lưng đồng nghiệp và sếp, vì vậy nó cũng thật thú vị để lắng nghe họ sẽ kể về mối quan hệ tệ nhất như thế nào.
Lou Adler, tác giả của Tư duy tuyển dụng (The Essential Guide for Hiring & Getting Hired and Hire With Your Head) đã dành 10 năm để nghiên cứu những câu hỏi phỏng vấn tốt nhất để quyết định tuyển dụng một ứng viên hay không và đây là một trong số những câu hỏi đó.
Một câu trả lời tốt: Một câu trả xuất sắc sẽ cho bạn thấy mức độ tự tin trong công việc và lựa chọn nghề nghiệp của ứng viên nhưng vẫn đủ khiêm tốn để chỉ ra rằng họ quan tâm đến sự thành công chung của công ty.
Ví dụ, nếu ứng viên kể về một chiến lược bán hàng hoặc marketing mà họ đã lập hoặc triển khai, hãy lắng nghe họ giải thích công ty được hưởng lợi gì từ chiến dịch đó. Liệu nó có giúp công ty ký hợp đồng với một khách hàng lớn hay không.
Câu trả lời của ứng viên sẽ giúp bạn hiểu cách nhìn của ứng viên với những công việc họ không thích, điều mà chắc chắn ai cũng sẽ gặp phải tại một thời điểm nào đó trong mọi vị trí công việc.
Một câu trả lời tốt: Phó giám đốc dịch vụ khách hàng của HubSpot, Michael Redbord cho biết các câu trả lời của ứng cử viên thường rơi vào một trong ba loại:
Câu trả lời mạnh mẽ: Hãy chú ý đến việc liệu ứng viên có hiểu được giá trị của công việc đó đối với doanh nghiệp hay không hay họ chỉ nghĩ rằng công việc đó quá tầm thường với họ?
Công việc khó khăn. Tại sao nó khó? Có phải vì nó đã được lên kế hoạch kém, thực hiện kém, hay vì nguyên nhân gì khác? Tại sao họ nghĩ đó là một công việc khiến họ không hài lòng?
Làm việc nhóm: Bám sát những câu hỏi liên quan đến làm việc nhóm. Họ giữ vai trò gì trong nhóm,…
Redbord khẳng định rằng ngay cả những trải nghiệm mà họ không muốn lặp lại cũng có thể trở nên thú vị. Khi nói về những trải nghiệm cực đoan, con người sẽ dễ bộc lộ cảm xúc và tiết lộ nhiều điều. Hãy ghi nhớ, một câu trả lời tốt không cần phải thuộc vào 1 trong 3 loại trên. Điều quan trọng ở đây là họ học hỏi được điều gì sau những trải nghiệm đó.
Nếu câu trả lời của ứng viên là: “Điều đó còn tùy thuộc” thì hãy lắng nghe họ. Khi nhà tuyển dụng đặt ra những câu hỏi đúng-sai thì ứng viên thường sẽ quan sát dấu hiệu từ bạn để biết được họ có đang đi đúng hướng hay không.
Một câu trả tốt: Đối với hầu hết các công ty, câu trả lời đúng là "tốt và đúng giờ". Quan trọng là hoàn thành công việc được giao một cách đủ tốt. Hãy đối mặt với nó. Mỗi bài đăng trên blog, email, sách, video, v.v ... luôn có thể được chỉnh sửa lại và cải thiện. Tại một số thời điểm, bạn chỉ cần hoàn thành nó. Hầu hết các nhà quản lý không hoàn thành đúng hạn bởi vì họ bị ám ảnh bởi sự hoàn hảo.
Cố gắng giữ thái độ trung lập dù cho câu trả lời của ứng viên thế nào. Mục đích của câu hỏi không phải để đo lường chất lượng công việc hay khả năng hoàn thành deadline của ứng viên mà để thấy được cách họ ưu tiên các công việc của mình.
Đây là một bài kiểm tra trí thông minh tốt và nó cũng là một đánh giá tuyệt vời về niềm đam mê, uy tín của một ứng viên ngoài trách nhiệm công việc chính của họ. Chỉ khi các ứng cử viên đam mê và hiểu biết về điều gì đó thi họ mới có thể truyền đạt điều đó tốt. Rất có thể họ là những người nhiệt tình và có sức ảnh hưởng trong công việc.
Một câu trả lời tốt: Có thể điều ứng viên kể trong câu hỏi này có thể không liên quan đến công việc. Nó có thể là sở thích, đội thể thao hay điều gì đó liên quan đến kỹ thuật… hay bất cứ thứ gì. Câu trả lời tốt sẽ cho bạn thấy cách ứng viên hiểu về một vấn đề phức tạp và nói với một người không hiểu nhiều về nó.
Cách giải thích thông qua việc sử dụng các từ đồng nghĩa cũng là một cách trả lời hay, đặc biệt nếu chủ đề đó chứa rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Điều này cho thấy, ứng viên có thể giải quyết vấn đề bằng cách so sánh để dễ hiểu hơn.
Các doanh nghiệp có nhịp độ công việc khác nhau và đây là một cách hiệu quả đế biết được liệu ứng viên có thể bắt nhịp với mọi người hay không. Nó cũng giúp bạn xác định được đâu là những nhân viên chăm chỉ. Đó có thể là những người đang làm việc tại một công ty với nhịp độ công việc chậm rãi hoặc một vị trí không phù hợp nhưng muốn làm ở một vị trí khác nơi mà họ được bắt tay vào công việc thực sự.
Một câu trả tốt: Một câu trả lời tốt không tập trung vào việc đưa ra những bằng chứng về việc làm việc chăm chỉ mà nên thể hiện nhận thức của ứng viên về việc làm thế nào để công việc được hoàn thành và vấn đề được giải quyết.
Hãy tìm kiếm những câu trả lời liên quan đến việc tìm phương pháp tốt nhất để giải quyết công việc từ ứng viên.
Tại nơi làm việc, bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Câu trả lời sẽ cho bạn thấy liệu ứng viên có đủ quyết đoán trong công việc và không ngại tranh luận với đồng nghiệp hay không.
Rõ ràng là bạn không muốn ứng cử viên trở thành một người không được lòng mọi người. Vì vậy, hãy cân nhắc hỏi những câu hỏi tại sao họ lại không muốn làm việc cùng một đồng nghiệp nào đó. “Nếu tôi phỏng vấn những người này, họ sẽ sử dụng những từ gì để nói về bạn?”
Một câu trả lời tốt: Câu hỏi về họ sẽ dùng những từ gì để nói về bạn thậm chí còn quan trọng hơn câu hỏi bao nhiêu phần trăm ban đầu. Trong câu trả lời của họ, bạn cần chú ý nếu xuất hiện những từ như “đam mê” hoặc “lười biếng”.
Tất nhiên, không phải tất cả những từ ngữ tiêu cực đều là dấu hiệu báo động – nhưng những từ ngữ liên quan đến phạm trù đạo đức như: “cứng đầu” có thể là một dấu hiệu xấu.
Câu hỏi cũ tuy nhiên hiệu quả. Đây là một bài kiểm tra về sự tự nhận thức. (Thành thật mà nói, ứng viên nên chuẩn bị sẵn câu trả lời trước khi phỏng vấn). Một vài người đã thất bại nhưng học hỏi được những kinh nghiệm quý báu họ sẽ trở nên khiêm tốn và tư duy tốt. Các ứng viên đổ lỗi lầm cho người khác như: "tôi đã làm việc chăm chỉ nhưng mọi thứ vẫn thất bại” bạn nên cho vào danh sách đen.
Một câu trả lời tốt:
Câu trả lời tốt sẽ đầy đủ 2 ý như sau:
- Thừa nhận một sai lầm. Thường thì ứng viên sẽ lấp liếm sai lầm của mình bằng một lời khen hoặc lý do như: Tôi đã quá chú ý đến việc X, dẫn đến bỏ xót việc Y. Trái lại, một câu trả lời tốt chỉ cần đơn giản chỉ ra được nguyên nhân cốt lõi của sự việc.
- Giải thích những gì họ đã học được từ nó. Đó là một sai lầm, nhưng cũng là cơ hội để ứng viên nhận ra điểm yếu của mình để khắc phục. Những tập đoàn lớn học được nhiều điều từ thất bại hơn thành công. Những ứng viên có tư duy như vậy cũng là những người bạn cần.
Câu hỏi này cho thấy những gì ứng viên trân trọng và mong muốn đạt được bằng cách để họ suy nghĩ về những con người mà họ quen biết và sau đó đưa ra giải thích điều gì làm nên sự thông minh của người đó.
Một câu trả lời tốt: Những câu trả lời tốt có thể khác nhau nhưng đều bao gồm những ví dụ cụ thể về sự thông minh của người đó như họ có thể nhìn xa trông rộng không. Họ cũng có thể là những người có khả năng đưa ra quyết định tốt, khả năng kết nối, ham học hỏi hoặc thông qua những sự việc.
Kỹ năng chuyên môn là vô cùng quan trọng, nhưng việc ứng viên có hài lòng với vị trí ứng tuyển tại doanh nghiệp bạn cũng quan trọng không kém. Một câu hỏi như thế này sẽ tiết lộ điều gì khiến ứng viên hài lòng với công việc – một cách đánh giá tuyệt vời để biết được liệu họ có gắn bó lâu dài với công ty bạn hay không.
Một câu trả lời tốt: Không có câu trả lời đúng cho câu hỏi này – đó là một cơ hội cho bạn thấy điều gì khiến ứng viên tận hưởng nhất trong công việc. Tuy nhiên, câu trả lời của ứng viên nên liên kết với vị trí công việc mà họ đang ứng tuyển.
Ví dụ, một ứng viên bán hàng người có thể dẫn dắt cuộc họp với khách hàng sẽ phù hợp hơn một người thích lập chiến lược (một nhiệm vụ thể hiện sự quan tâm lớn hơn đến khía cạnh marketing).
Đây là một câu hỏi yêu thích của Trưởng phòng phát triển đội ngũ tiếp thị HubSpot Emily MacIntyre. Thứ nhất, loại hình doanh nghiệp họ chọn có thể tiết lộ rất nhiều về sở thích, giá trị và cách họ sáng tạo. Thứ hai, nó sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về mức độ hiểu biết của doanh nghiệp. Bằng cách cho họ một số tiền cụ thể (trong trường hợp này là 40.000 đô la), họ có cơ hội phân tích cách họ chi tiêu số tiền đó.
Một câu trả tốt: Câu trả lời tốt sẽ cung cấp những thông tin cụ thể: cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp và lĩnh vực logistics, con người họ sẽ tuyển dụng,…
Đây là một cách tuyệt vời để biết được cách ứng viên giải quyết vấn đề. Họ có đưa ra quyết định một cách vội vàng hay mất quá nhiều thời gian không? Liệu họ dành thời gian suy nghĩ một mình hay thảo luận cùng với người khác? Họ lập kế hoạch như thế nào?
Một câu trả lời tốt: Câu trả lời của ứng viên có thể liên quan đến công việc chung hoặc cá nhân nhưng nó sẽ tiết lộ quá trình suy nghĩ của họ. Một câu trả lời tốt sẽ cho thấy ứng viên ưu tiên điều gì khi mỗi lựa chọn đều có ưu và khuyết điểm riêng.
Ví dụ, ứng viên của bạn đang tuyển dụng một vị trí cấp cao và rất khó khăn để lựa chọn giữa hai ứng viên. Một câu trả lời tốt sẽ cho thấy họ có thể nhìn thấy kỹ năng chuyên môn ở một ứng viên nhưng họ cũng đánh giá tiềm năng lâu dài của ứng viên còn lại. Mặc dù cả hai ứng viên đều mạnh, nhưng ứng viên của bạn chọn người thứ hai bởi vì người này sẽ đem lại những lợi nhuận về lâu dài cho sự đầu tư này.
Đây là một câu hỏi mà không ứng cử viên nào thực sự có thể chuẩn bị, và nó sẽ cung cấp cho bạn một số dấu hiệu cho thấy các ứng viên cảm thấy thế nào về toàn bộ buổi phỏng vấn. Thêm vào đó, bạn có thể thấy họ nghĩ thế nào.
Một câu trả tốt: Hãy tìm kiếm một câu trả lời chưa thông tin cụ thể như không gian văn phòng, tính cách, và nhiệm vụ,… Câu trả lời trung thực là câu trả lời hay và câu trả lời liên quan đến bạn thì càng tốt hơn, bởi vì nó thể hiện ứng viên tự tin trình bày suy nghĩ của mình. Ví dụ, ứng viên có thể ngạc nhiên bởi vì bạn hỏi họ về những thông tin họ đã không chú ý nhiều trên bản CV.
Đây là một câu hỏi phỏng vấn truyền thống khác. Bạn thấy được cách suy nghĩ của ứng viên. Câu trả lời tiết lộ điều gì là quan trọng đối với ứng viên. Liệu học có quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp hay chế độ phúc lợi? Liệu họ có muốn biết thêm về tiềm năng phát triển và cơ hội học hỏi tại đây?
Một câu trả lời tốt: Không có câu trả lời đúng hay sai, nhưng tính cách và giao tiếp là những yếu tố quan trọng khi xem xét tuyển dụng ứng viên và bạn có thể biết được những yếu tố đó thông qua câu hỏi này.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet