- 420k
- 1k
- 870
Kiến trúc sư là công việc đòi hỏi bạn phải có chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Vì vậy các buổi phỏng vấn luôn không hề đơn giản. Để có thể tự tin tham gia buổi phỏng vấn bạn hãy tham khảo 16 câu hỏi phỏng vấn kiến trúc sư phổ biến hay nhất trong bài viết sau đây của Ms Uptalent.
>>>> Xem thêm: Việc làm kiến trúc sư tại HRchannels
Bạn sẽ gặp câu hỏi này ở bất cứ buổi phỏng vấn nào. Câu hỏi này dường như quá đơn giản và quen thuộc với hầu hết các ứng viên. Nhưng không phải ai cũng trả lời tốt.
Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là bạn hãy nêu tóm tắt một số thông tin cá nhân có liên quan đến vị trí kiến trúc sư bạn đang ứng tuyển như bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, các công việc bạn đã làm trước đây,…
Bạn chỉ cần nêu ngắn gọn, đừng trả lời quá dài dòng và cố gắng nói về những gì có liên quan đến công việc. Ngoài ra bạn cũng có thể nói thêm một chút về sở thích và tính cách của bạn để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Đây cũng là một trong những câu hỏi rất phổ biến và quan trọng. Nhà tuyển dụng hỏi câu này với mục đích đánh giá năng lực và kinh nghiệm của bạn.
Với câu hỏi này bạn cần đặt yếu tố chân thật lên trên hết. Hãy chia sẻ với người phỏng vấn những kinh nghiệm thực tế bạn đừng trải qua. Tuyệt đối đừng làm màu hay nói dối về những điều bạn không biết. Bởi vì chỉ với vài câu hỏi nhà tuyển dụng có thể phát hiện ra bạn đang nói dối.
Bạn chỉ cần nói ngắn gọn và đầy đủ những công việc, nhiệm vụ bạn đã từng làm. Đừng nên kể lể dài dòng, chi tiết. Hãy tập trung vào những công việc có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn nhận được sự đánh giá cao từ nhà tuyển dụng.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm bạn có thể bày tỏ sự yêu thích, đam mê của bạn với công việc cũng như mong muốn được cống hiến và gắn bó lâu dài với công ty.
Đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy mức độ thành thạo và năng suất làm việc của bạn với vai trò của một kiến trúc sư.
Bạn hãy nói về những giá trị bạn đã mang lại cho công ty và những thành tích bạn đã đạt được. Đồng thời bạn cũng đừng quên nói đến những khó khăn bạn đã gặp phải và bài học bạn rút ra được. Hãy khéo léo thể hiện cảm xúc của bạn khi đạt được những thành tựu đó và tâm huyết của bạn đối với nghề kiến trúc. Những chi tiết nhỏ nhặt này sẽ khiến bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Đừng bỏ lỡ >>>> Kiến trúc sư là gì? Tìm hiểu A-Z về kiến trúc sư
Bằng câu hỏi này nhà tuyển dụng đang muốn xem bạn hiểu bao nhiêu về các kỹ năng cần thiết đối với nghề kiến trúc sư. Đồng thời họ cũng muốn biết bạn có hiểu được các kỹ năng cần thiết theo như bản mô tả công việc họ đăng tuyển hay không.
Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn nên đọc kỹ mô tả công việc của nhà tuyển dụng. Từ đó liên hệ với các kỹ năng có liên quan. Nếu trả lời tốt bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự hiểu yêu cầu và kỳ vọng của họ đối với công việc này.
Bạn nên nắm bắt cơ hội này để thể hiện năng lực của bản thân và chứng minh bạn chính là ứng viên tiềm năng nhất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Bạn hãy chọn ra một dự án thành công mà bạn đã từng tham gia. Hãy nói rõ vai trò của bạn trong dự án đó và dự án đó thành công ra sao. Đồng thời bạn cũng nên nói về những kiến thức, kỹ năng bạn có được sau khi hoàn thành dự án đó.
Tốt nhất bạn nên đưa ra câu trả lời trung thực về mức độ thành thạo các kỹ năng của bạn. Bạn đừng nên chém gió quá trớn vì biết đâu họ yêu cầu bạn làm bài test ngay lúc đó. Vì vậy bạn nên trung thực và thể hiện tinh thần ham học hỏi ngay từ đầu để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Kiến trúc sư nào cũng có một vài người mà họ ngưỡng mộ. Nhà tuyển dụng muốn thông qua câu hỏi này để tìm hiểu phong cách thiết kế và thói quen làm việc của bạn. Từ đó họ có thể suy đoán được những giá trị bạn có thể mang lại cho công ty họ.
Thực tế câu hỏi này không khó trả lời. Chỉ cần nắm vững kiến thức nền của ngành kiến trúc là bạn có thể trả lời một cách dễ dàng.
Trong câu trả lời hãy nêu tên người bạn ngưỡng mộ, công trình tiêu biểu của người đó và phong cách thiết kế của họ. Đồng thời hãy thể hiện ước mong có thể sáng tạo nên những công trình nổi tiếng như người bạn ngưỡng mộ.
Các kiến trúc sư thường không giới hạn việc thiết kế trong một lĩnh vực cụ thể. Thay vào đó họ thường xuyên tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu các ý tưởng, phương pháp thiết kế mới.
Vì vậy bạn cần khẳng định chắc chắn rằng bạn luôn sẵn sàng đảm nhận các nhiệm vụ cấp trên giao phó, cho dù đó là một dự án nằm ngoài phạm vi hiểu biết hiện tại của bạn. Đồng thời bạn cũng cần thể hiện quyết tâm tìm hiểu để hoàn thành công việc được giao. Nếu cần thiết bạn sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ cấp trên và những người có chuyên môn.
Về nguyên tắc khách hàng là thượng đế và bạn sẽ phải đáp ứng các yêu cầu của họ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn cần thống nhất từ trước với khách hàng về các điều kiện trước khi tiến hành thiết kế. Các thỏa thuận này nên được lập thành văn bản và được khách hàng ký xác nhận.
Trên thực tế, nếu khách hàng yêu cầu bạn thay đổi thiết kế để làm mọi thứ rõ ràng hơn thì bạn nên đáp ứng họ. Tuy nhiên, nếu các thay đổi đó quá lớn, có thể ảnh hưởng đến tính an toàn của dự án thì bạn nên tìm cách thuyết phục họ.
Bạn hãy khéo léo trả lời câu hỏi này để cho nhà tuyển dụng thấy được kỹ năng giao tiếp và xử lý vấn đề của bạn.
Đôi khi sẽ xảy ra sự bất đồng quan điểm giữa khách hàng và kiến trúc sư về tính thẩm mỹ và thực tế. Với nhà tuyển dụng cũng vậy.
Vì vậy cách tốt nhất là bạn nên nhắc đến những lợi ích sau khi công trình được đưa vào sử dụng. Chẳng hạn bạn có thể nói rằng bạn sẽ ưu tiên sự đơn giản, chỉ khi nào khách hàng yêu cầu bạn mới đưa ra các chi tiết phức tạp hơn, vì nó có thể lỗi thời sau một vài năm sử dụng.
Một số công ty rất coi trọng việc đóng góp ý kiến của nhân viên. Vì vậy nhà tuyển dụng muốn dùng câu hỏi này để đánh giá xem bạn có phải người có chính kiến riêng và có khả năng xử lý tình huống hay không.
Trong quá trình làm việc, nếu bạn không đồng ý điều gì đó về vấn đề công việc với cấp trên thì bạn nên thẳng thắn trao đổi với họ. Một người quản lý sáng suốt chắc chắn sẽ nhận ra lợi hại trong những gì bạn chia sẻ. Tuyệt đối đừng to tiếng trong cuộc họp hay khi sếp đang nổi giận.
Trong trường hợp yêu cầu của cấp trên không đúng với những chính sách và quy định của công ty, bạn nên từ chối.
Trước tiên bạn cần khẳng định rằng bạn đã từng bị stress. Tuy nhiên, bạn biết phải làm gì để vượt qua điều đó. Bạn hoàn toàn biết cách cân bằng hiệu quả cảm xúc cá nhân và công việc. Đồng thời bạn luôn cố gắng tổ chức công việc khoa học để không cảm thấy áp lực hay bối rối khi phải giải quyết nhiều việc cùng một lúc.
Phải làm thêm vào ban đêm để hoàn thành thiết kế hoặc đi công tác tại các công trình thuộc địa phương khác là điều thường thấy khi làm kiến trúc sư.
Vì vậy, trước tiên bạn cần khẳng định rằng, bạn hiểu rõ việc đi công tác hay làm thêm giờ là điều cần thiết để hoàn thành các mục tiêu của công ty, nên bạn sẵn lòng chấp nhận. Bạn cần thể hiện rõ thái độ và tinh thần trách nhiệm của bạn.
Tuy nhiên, bạn cần hỏi rõ mật độ và thời gian đi công tác cũng như làm thêm giờ. Bởi vì ngoài công việc bạn còn có gia đình và cuộc sống cá nhân.
Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu lý do bạn nghỉ việc tại công ty cũ và tìm hiểu động lực, mục tiêu của bạn khi tìm việc làm mới. Từ đó họ có thể đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công ty.
Điều quan trọng nhất bạn cần nhớ khi trả lời câu hỏi là tích cực và rõ ràng. Bạn cần thể hiện mục tiêu của bạn trong tương lai. Bạn cần tránh nói những điều tiêu cực về công việc trước đó như “công việc nhàm chán” hay “sếp khó tính”. Những lý do này có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp động lực làm việc và khả năng gắn bó lâu dài của bạn với công ty họ.
Trước tiên bạn cần thể hiện rằng bạn đã dành thời gian tìm hiểu về vị trí kiến trúc sư họ đang tuyển và công ty của họ. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc và mong muốn làm việc của bạn khi nộp đơn ứng tuyển.
Trong câu trả lời của mình bạn có thể nhắc đến một số thông tin về thời gian hoạt động của công ty, ấn tượng của bạn về những thách thức công ty đã vượt qua,… Việc thể hiện sự hiểu biết về công ty bạn ứng tuyển rất hữu ích vì nhà tuyển dụng luôn muốn tìm thấy những ứng viên am hiểu về sản phẩm và công ty của họ.
Ngoài ra việc tìm hiểu thông tin về nhà tuyển dụng cũng giúp bạn đánh giá được đó có phải môi trường làm việc phù hợp với mình hay không. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn nhận được lời mời làm việc từ nhiều công ty khác nhau.
Bạn hãy nắm bắt cơ hội này để thể hiện khả năng tư duy, các kỹ năng và cách sắp xếp, lên kế hoạch công việc của mình. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn chính là ứng viên phù hợp với vị trí họ đang tuyển.
Bí kíp trả lời câu hỏi này là bạn hãy mô tả chi tiết kế hoạch làm việc của bạn. Bạn sẽ sắp xếp công việc ra sao, tiêu chí ưu tiên công việc của bạn là gì. Đồng thời bạn cần giải thích lý do vì sao bạn lại làm như vậy cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Bạn hãy khéo léo thể hiện sự thông minh qua quy trình làm việc khoa học, hiệu quả để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Tuy rằng không ai có thể biết chính xác nhà tuyển dụng sẽ hỏi những gì khi phỏng vấn vị trí kiến trúc sư. Nhưng bằng cách chuẩn bị thật tốt và rèn luyện 16 câu hỏi phỏng vấn kiến trúc sư phổ biến trên đây, chắc chắn bạn sẽ thuận lợi vượt qua buổi phỏng vấn. Chúc bạn thành công và có được công việc mình yêu thích.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet