- 420k
- 1k
- 870
Vị trí trưởng phòng là giai đoạn chuyển tiếp giữa quản lý tầm trung và quản lý cấp cao. Do đó, nhu cầu tuyển dụng trưởng phòng luôn hiện hữu và trải rộng ở mọi chuyên môn ngành nghề. Dưới đây là danh sách 15 vị trí trưởng phòng phổ biến tại doanh nghiệp mà Ms. Uptalent nhận thấy khả năng thăng tiến lên quản lý cấp cao luôn chiếm tỷ trọng cao.
MỤC LỤC:
1. Trưởng phòng kinh doanh (Sales Manager)
2. Trưởng phòng Marketing (Marketing Manager)
3. Trưởng phòng nhân sự (HR Manager)
4. Trưởng phòng tài chính kế toán (Manager of Finance and Accounting)
5. Trưởng phòng hành chính tổng hợp
6. Trưởng phòng kế hoạch (Planning Manager)
7. Trưởng phòng đào tạo (Training Manager)
8. Trưởng phòng dịch vụ khách hàng (Customer Service Manager)
9. Trưởng phòng pháp chế (Legal Manager)
10. Trưởng phòng vận hành (Operations Manager)
11. Trưởng phòng IT (IT Manager)
12. Trưởng phòng kho vận (Logistics Manager)
13. Trưởng phòng kỹ thuật (Technical Manager)
14. Trưởng phòng thu mua (Purchasing Manager)
15. Trưởng phòng giao dịch (Transaction Manager)
>>> Xem thêm: Việc làm Trưởng phòng tại HRchannels
Đứng đầu phòng kinh doanh và chịu trách nhiệm quản lý tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chính là vai trò mà trưởng phòng kinh doanh phải đảm nhận. Hiệu suất công việc gắn liền với mục tiêu mở rộng thị phần, đạt doanh thu, tăng lợi nhuận. Vai trò chính cần hoàn thành gồm:
Tuyển dụng, điều phối, quản lý, tạo động lực cho đội ngũ nhân viên kinh doanh
Thiết lập và triển khai chiến lược kinh doanh theo từng giai đoạn
Phát triển thị phần, mở rộng mối quan hệ khách hàng, đối tác…
Mức lương của trưởng phòng kinh doanh bao gồm lương cứng và lương theo hoa hồng, trong đó, lương cứng dao động trong khoảng 17 – 30 triệu đồng/ tháng, tổng thu nhập bao gồm hoa hồng doanh số theo chỉ tiêu có thể đẩy tổng thu nhập của trưởng phòng kinh doanh lên đến 70 triệu đồng / tháng.
Phụ trách dẫn dắt lên ý tưởng, thiết lập kế hoạch và chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình quảng bá, chiêu thị, đưa sản phẩm (hàng hóa / dịch vụ) của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu, hỗ trợ đắc lực cho phòng kinh doanh nâng cao doanh số tiêu thụ. Vai trò chính gồm:
Nghiên cứu thị trường, phê duyệt ý tưởng, xây dựng kế hoạch Marketing,
Điều phối, dẫn dắt hoạt động quảng cáo, tổ chức sự kiện trong từng đội nhóm Marketing
Phân bổ ngân sách, bố trí nhân sự, kiểm soát và đánh giá hiệu quả Marketing
Xây dựng mối quan hệ với đội ngũ truyền thông ngoài doanh nghiệp
Phối hợp triển khai chiến dịch Marketing cùng các phòng ban chuyên môn nội bộ…
Phạm vi công việc đòi hỏi sự năng động và sáng tạo không kém gì phòng kinh doanh, vì vậy, mức lương cứng phổ biến của Trưởng phòng Marketing cũng vào mức 18 – 26 triệu đồng/ tháng, cao nhất có thể đạt 70 triệu đồng / tháng.
>>> Bạn có thể xem thêm: Tất tần tật về Trưởng phòng Marketing
Những hoạt động liên quan đến người lao động và môi trường làm việc của doanh nghiệp đều thuộc trọng trách của Trưởng phòng nhân sự, trong đó quyền hạn cao nhất thuộc về vai trò quản lý, giám sát chức năng phòng nhân sự của tổ chức. Một trưởng phòng nhân sự sẽ phải đáp ứng các vai trò công việc sau:
Tổ chức tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nhân viên
Đề xuất, thiết lập, quản lý chính sách nhân sự chung và chính sách theo từng đặc thù chuyên môn
Quản lý hiệu suất, đánh giá khen thưởng theo quy định…
Con người là tài nguyên phát triển của doanh nghiệp, vì vậy, vị trí Trưởng phòng nhân sự được xem là vị trí cốt lõi ở mọi quy mô doanh nghiệp, mức lương tương xứng dao động từ 18 – 33 triệu đồng / tháng. Ở những doanh nghiệp quy mô lớn, đây còn được xem là bệ phóng cho mục tiêu Giám đốc nhân sự, thu nhập không dưới 70 triệu đồng / tháng.
“Có thực mới vực được đạo”, hoạt động tài chính kế toán trong doanh nghiệp không chỉ là nhu cầu mà còn là yếu tố bắt buộc trong quy định quản lý doanh nghiệp của nhà nước. Và trọng trách này sẽ do Trưởng phòng tài chính kế toán đảm nhận. Thường thì doanh nghiệp nhỏ sẽ chỉ có Trưởng phòng kế toán, còn chức danh Trưởng phòng tài chính sẽ hiện diện ở doanh nghiệp quy mô vừa và lớn. Vai trò chung gồm:
Kiểm soát và thực hiện các bút toán nghiệp vụ tài chính kế toán theo quy định pháp luật
Tổng hợp, phân tích và dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tiếp nhận yêu cầu ngân sách và lên kế hoạch tài chính theo từng giai đoạn
Xác định hình thức huy động vốn, tái cơ cấu nguồn vốn
Phê duyệt giấy tờ, thủ tục giải ngân cho hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức…
Mức lương của Trưởng phòng tài chính kế toán tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, hiện phổ biến ở mức 21 – 32 triệu đồng / tháng.
Các hoạt động hành chính, thủ tục trong doanh nghiệp đều sẽ thuộc quyền quản lý và phê duyệt của Trưởng phòng hành chính tổng hợp, trong đó bao gồm:
Quản lý, kiểm soát, điều phối nhân lực và công việc cho toàn bộ phòng hành chính tổng hợp
Quản lý hồ sơ, văn thư, văn kiện, biểu mẫu, tài liệu bảo mật…
Quản lý, sắp xếp lịch trình công tác từ cấp nhân viên đến cấp quản lý
Xây dựng quy chế, điều lệ doanh nghiệp và phổ biến nội dung đến toàn bộ nhân sự…
Mức lương của Trưởng phòng hành chính hiện nay vào khoảng 19 – 28 triệu đồng / tháng, một số nơi có thể lên đến 50 triệu đồng / tháng nhưng bù lại phạm vi công việc có thể mở rộng liên tỉnh hoặc liên khu vực.
Lộ trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp không thể phát sinh ngẫu nhiên mà phải luôn có kế hoạch theo từng giai đoạn ngắn, trung và dài hạn. Để có được một bản kế hoạch hoàn chỉnh cần có sự tổng hợp số liệu từ nhiều phòng ban chuyên môn trong chuỗi vận hành của doanh nghiệp, đây chính là lý do mà vị trí Trưởng phòng kế hoạch rất được đề cao trong tổ chức.
Quản lý, kiểm soát toàn bộ hoạt động của phòng kế hoạch
Tiếp nhận thông tin thu thập và phân tích từ các phòng ban chuyên môn
Trực tiếp điều phối nhân lực phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kế hoạch hiệu quả nhất…
Tùy theo mức độ kinh nghiệm mà thu nhập Trưởng phòng kế hoạch sẽ dao động 17 – 30 triệu đồng / tháng, ở những ngành nghề yêu cầu phân tích phức tạp, mức thu nhập có thể đạt tối đa 70 triệu đồng/ tháng.
Nâng cao năng lực của nhân viên thông qua các khóa đào tạo, huấn luyện định kỳ nhằm đáp ứng cao và kịp thời những cải tiến trong phát triển ngành nghề là phạm vi trách nhiệm thuộc Trưởng phòng đào tạo. Ở những doanh nghiệp nhỏ, vai trò này sẽ gộp chung cho phòng nhân sự, nhưng ở doanh nghiệp có hàng nghìn nhân viên thì sẽ được tách thành một phòng ban riêng.
Cập nhật những cải tiến nghiệp vụ, xây dựng giáo trình đào tạo hiệu quả
Đánh giá năng lực nhân viên để bố trí chương trình đào tạo thích hợp
Kiểm soát quá trình đào tạo, kết quả kiểm tra và đề xuất hướng đào tạo mới…
Mức lương Trưởng phòng đào tạo vào khoảng 20 – 30 triệu đồng / tháng.
Tối ưu sự hài lòng về hàng hóa, dịch vụ và trải nghiệm mua sắm của khách hàng là những vai trò chính mà doanh nghiệp đặt lên vai Trưởng phòng dịch vụ khách hàng. Đảm nhận vị trí này, Trưởng phòng sẽ phải:
Nghiên cứu, xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi sử dụng sản phẩm
Đào tạo văn hóa cung cấp dịch vụ khách hàng và xử lý vấn đề cho nhân viên
Tổ chức đội ngũ chăm sóc khách hàng theo tính chất sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp…
Mức lương Trưởng phòng dịch vụ khách hàng phổ biến từ 18 – 26 triệu đồng / tháng, tối đa khoảng 50 triệu đồng /tháng.
Là người chịu trách nhiệm quản lý, cập nhật, kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp sao cho những tiến trình cải tiến, thực hiện và giải quyết vấn đề phát sinh được diễn ra kịp thời và đúng quy định pháp luật. Đảm bảo uy tín doanh nghiệp trên thương trường
Tiêu chuẩn tuyển dụng cao, đặc biệt là kiến thức chuyên môn về pháp lý, cộng thêm trọng trách ứng phó đa dạng ở nhiều khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp nên mức lương của Trưởng phòng pháp chế khá cao, 30 – 45 triệu đồng /tháng, những doanh nghiệp quy mô lớn mức lương đạt đến 100 triệu đồng/tháng.
>>> Quan tâm thêm: Trưởng phòng pháp chế là gì? Mô tả Công việc và Mức lương
Làm sao để các bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp phối hợp với nhau một cách hiệu quả, tốc độ triển khai công việc nhanh, tối ưu sự hài lòng của khách hàng mà chi phí vận hành thì vẫn ở mức tiết kiệm như kỳ vọng chính là trọng trách mà Trưởng phòng vận hành phải đáp ứng thông qua:
Nghiên cứu dây chuyền hoạt động, đề xuất cải tiến máy móc, nhân lực…
Thiết lập tiêu chuẩn và thứ tự triển khai hợp lý giữa các khâu trong từng chuỗi công việc
Cải tiến quy trình thủ tục hành chính tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo an toàn, bảo mật…
Mức lương Trưởng phòng vận hành hiện khoảng 15 – 25 triệu đồng/ tháng, ở những doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, hệ thống vận hành phức tạp, tổng lương có thể đạt 30 – 50 triệu đồng/tháng.
Đảm nhận trọng trách nghiên cứu và đưa ra những quyết định về hạ tầng công nghệ thông tin của toàn doanh nghiệp, đảm bảo toàn bộ hệ thống luôn hoạt động suông sẻ, an toàn và bảo mật. Thời đại công nghệ số, doanh nghiệp chắc chắn không thể không sử dụng hệ thống phần mềm và các thiết bị công nghệ cao, do đó, phạm vi làm việc của Trưởng phòng IT rất đa dạng.
Mức lương Trưởng phòng IT ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không thuộc ngành công nghệ thông tin khoảng 20 – 30 triệu đồng/tháng, còn Trưởng phòng tại doanh nghiệp IT thì có thể lên đến 70 triệu đồng/tháng.
Hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa từ khâu nguyên vật liệu, đến khâu sản xuất, lưu kho trước khi vận chuyển đến tay người tiêu dùng chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vai trò của Trưởng phòng kho vận cũng vì vậy mà ngày càng được coi trọng, đặc biệt là tại các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa.
Mức lương Trưởng phòng kho vận ở doanh nghiệp quy mô nhỏ, hệ thống vận hành đơn giản trong phạm vi nội địa vào khoảng 20 – 30 triệu đồng/tháng, những doanh nghiệp quy mô lớn hơn, vươn tầm quốc tế thì tối đa khoảng 100 triệu đồng/tháng.
Doanh nghiệp sản xuất với hệ thống máy móc hiện đại, vận hành theo dây chuyền liên tục rất cần có sự ổn định trong quá trình sử dụng. Trưởng phòng kỹ thuật sẽ trực tiếp quản lý, đào tạo và điều phối đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, thợ lành nghề… đảm bảo mức độ ổn định cao nhất cho toàn bộ máy móc trong doanh nghiệp, từ đơn giản như máy in, máy photocopy, máy hàn, máy tiện… đến phức tạp như robot sản xuất tự động, máy trộn bê tông công suất lớn…
Mức lương trưởng phòng kỹ thuật từ 18 – 24 triệu đồng / tháng cho phạm vi ngành nghề chỉ cần kỹ thuật làm việc tại nhà máy, văn phòng. Những lĩnh vực cần quản lý kỹ thuật phạm vi rộng như công trường xây dựng, dự án quốc tế…, thu nhập có thể trên 60 triệu đồng /tháng.
Vừa đảm bảo ngân sách mua hàng, vừa đảm bảo chất lượng nguồn hàng, vừa kiểm soát nguồn cung đủ và kịp thời chính là ba vai trò quan trọng nhất mà một Trưởng phòng thu mua phải đảm nhận.
Muốn vậy, ngoài việc kiểm soát, quản lý tốt nhân lực phòng thu mua, Trưởng phòng còn phải nắm rõ kế hoạch sản xuất của từng bộ phận trong doanh nghiệp, kết hợp cùng việc mở rộng mối quan hệ với nhiều nguồn cung hàng hóa, nguyên vật liệu uy tín.
Mức lương Trưởng phòng thu mua từ 19 – 27 triệu đồng/tháng, cao nhất vào khoảng 46 triệu đồng/tháng.
Vị trí này khá phổ biến tại các doanh nghiệp ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… Với vai trò người đứng đầu phòng giao dịch, Trưởng phòng giao dịch sẽ phụ trách:
Quản lý, đào tạo và điều phối nhân sự phòng giao dịch
Kiểm soát quá trình giao dịch và kịp thời hỗ trợ khách hàng
Nghiên cứu, cải tiến cách thức tiếp cận và chiêu thị khách hàng trong quá trình chốt giao dịch
Phối hợp chặt chẽ với các phòng ban, đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh, tốt, kịp thời đến khách hàng…
Mức lương cứng của trưởng phòng giao dịch 16 – 20 triệu đồng/tháng, tùy theo mức độ hợp đồng giao dịch thành công mà thu nhập sẽ được bổ sung thêm tỷ lệ hoa hồng tương ứng.
Top 15 vị trí trưởng phòng phổ biến tại doanh nghiệp trong bài viết Ms. Uptalent vừa chia sẻ không chỉ có nhu cầu tuyển dụng cao, mà lĩnh vực ngành nghề và yêu cầu tuyển dụng cũng đa dạng, tạo cơ hội phát triển về cả chuyên môn, chức vị và quyền lợi cho đông đảo ứng viên có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet