- 420k
- 1k
- 870
Để doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và liên tục phát triển thì vai trò của CSO là không thể thiếu. Trong những năm qua các doanh nghiệp dần nhận thức rõ tầm quan trọng của vị trí này trong việc lập kế hoạch kinh doanh, tạo ra lợi nhuận và duy trì hoạt động một cách bền vững.
Vì CSO là một vị trí nhân sự quan trọng nên nhà tuyển dụng khá khắt khe khi phỏng vấn ứng viên cho vị trí này. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị chu đáo và tham khảo 15 câu hỏi phỏng vấn vị trí CSO hay nhất mọi thời đại trong bài viết sau đây của Ms Uptalent chắc chắn bạn sẽ có thêm tự tin khi tham gia phỏng vấn CSO.
CSO là viết tắt của Chief Strategy Officer, có nghĩa là Giám đốc chiến lược. Trong doanh nghiệp vị trí này có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc điều hành đưa ra các chiến lược phát triển tổng thể cho toàn doanh nghiệp hoặc chiến lược cho riêng một dự án nào đó.
Các CSO hiểu rất rõ thế mạnh và điểm yếu của công ty. Từ đó họ tìm cách phát huy tối đa thế mạnh của doanh nghiệp để mang lại hiệu quả kinh doanh tối ưu cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ. Bên cạnh đó họ cũng tiến hành phân tích báo cáo tài chính để tìm ra hướng phát triển có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Để phát triển trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ như hiện tại doanh nghiệp cần phải có các chiến lược kinh doanh hiệu quả. Từ đó doanh nghiệp có thể gia tăng sức cạnh tranh và vị thế của mình trên thị trường. Chính vì vậy, CSO càng có vai trò quan trọng hơn với sự phát triển của doanh nghiệp ngày nay.
>>>> Xem thêm: CSO là gì? Tất tần tật về vị trí CSO mà bạn cần biết
Để vượt qua vòng phỏng vấn bạn có thể tham khảo 15 câu hỏi phỏng vấn CSO hay nhất mọi thời đại và gợi ý trả lời dưới đây.
Đây là câu hỏi hầu như nhà tuyển dụng nào cũng hỏi khi phỏng vấn ứng viên. Thực chất, câu hỏi này được sử dụng như một công cụ để tạo không khí thoải mái cho buổi phỏng vấn và qua câu trả lời của bạn nhà tuyển dụng sẽ có định hướng phù hợp cho các câu hỏi kế tiếp.
Để có thể trả lời câu hỏi này tốt nhất bạn nên dành chút thời gian cân nhắc xem nên đưa những thông tin gì vào câu trả lời. Lời khuyên dành cho bạn là hãy nói về các kiến thức, bằng cấp, kinh nghiệm cho thấy bạn chính là ứng viên phù hợp với vị trí họ đang tuyển.
Hãy trình bày các kinh nghiệm có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy chọn những kinh nghiệm có liên quan nhiều nhất đến vị trí nhà tuyển dụng đang tuyển.
Bạn nên giải thích một chút về kinh nghiệm của mình. Chẳng hạn, bạn từng đảm nhận những nhiệm vụ gì trong công việc trước đó. Bạn đã phát triển thành công các chiến lược nào. Bạn đã làm việc dựa trên các quy trình nào. Đồng thời bạn cũng nhắc đến các thành tích bạn đã đạt được.
Bạn nên nói về những hoạt động bạn đã thực hiện để cải tiến và nâng cao kiến thức cần thiết cho công việc. Hoặc bạn cũng có thể nói đến những việc bạn đã làm để cải thiện bản thân. Nói chung hãy chọn những hoạt động tích cực để đưa vào câu trả lời.
Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm ứng viên có định hướng và mục tiêu phát triển cụ thể. Vì vậy bạn hãy cố gắng thể hiện mong muốn được học hỏi liên tục.
Thậm chí bạn có thể chọn nói về những sở thích không liên quan đến công việc. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo luôn hướng đến việc chứng minh khả năng tự lập, quản lý thời gian và động lực phát triển bản thân không ngừng.
Đây là cơ hội tốt giúp bạn vượt qua các ứng viên khác. Vì vậy khi trả lời câu hỏi bạn nên tập trung vào những kỹ năng bạn có và những kỹ năng đó nên liên quan tới vị trí CSO.
Bạn đừng nên nói rằng “vì tôi thực sự giỏi” hay “vì tôi đang cần một công việc”. Cũng không nên nói về kỹ năng hay thế mạnh của ứng viên khác, hãy tập trung vào bản thân bạn.
Bạn hãy cho người phỏng vấn thấy được lý do bạn phù hợp với vị trí này. Điều gì khiến bạn trở thành một nhân viên giỏi. Những giá trị bạn có thể đem lại cho công ty họ. Hãy trả lời ngắn gọn và cố gắng làm nổi bật những thành tích mà bạn có.
>>>> Bạn xem thêm: Chân dung một CSO (Chief Strategy Officer)
Bạn nên dành thời gian tìm hiểu một số thông tin được công khai về nhà tuyển dụng. Ngày nay điều này thực dễ dàng. Bạn có thể tìm thấy những thông tin này qua internet.
Bạn có thể tìm hiểu về lịch sử hoạt động và hình thành của công ty. Tìm hiểu về những nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp, gần đây họ có đăng tin tức gì trên blog hay mạng xã hội hay không?
Nhà tuyển dụng không đòi hỏi bạn phải biết chi tiết, cụ thể về các hoạt động hay người nào đó của công ty. Nhưng việc bạn tìm hiểu về công ty họ cho thấy bạn thực sự nghiêm túc ứng tuyển và muốn làm việc lâu dài tại công ty.
Đây là một câu hỏi đơn giản nhưng cũng có thể rất phức tạp nếu bạn không cân nhắc kỹ lưỡng khi trả lời câu hỏi.
Lời khuyên dành cho bạn là không nên nói rằng bạn nghỉ việc vì lương thấp hay không được tăng lương. Bạn có thể tập trung vào mong muốn phát triển sự nghiệp hoặc nâng cao năng lực của bản thân.
Nếu bạn nghỉ việc do công ty cắt giảm nhân sự hoặc bạn bị sa thải thì hãy chú ý giữ thái độ tích cực khi trả lời câu hỏi. Chọn lựa cẩn thận một lý do bạn bị cho nghỉ và trả lời ngắn gọn.
Tóm lại, cho dù bạn nghỉ việc vì bất cứ lý do gì thì hãy luôn trả lời một cách tích cực. Tuyệt đối không không thể hiện thái độ cay cú hay tiêu cực khi nói về lý do bạn nghỉ việc.
Bạn nên tận dụng cơ hội này để “pr” một chút về bản thân. Tuy nhiên bạn nên chọn những điểm mạnh có liên quan đến công việc của vị trí CSO.
Ví dụ bạn có thể nói về kỹ năng giải quyết vấn đề, động lực làm việc, khả năng chịu áp lực, thái độ tích cực và tinh thần trách nhiệm. Bạn nên đưa thêm các ví dụ minh hoạ để làm rõ hơn các thế mạnh của mình.
Bạn có thể nói rằng áp lực như một chất xúc tác giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn và đưa ra một ví dụ có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Bạn cũng có thể nói về những áp lực bạn thường xuyên phải đối mặt.
Tuy nhiên, bạn nên tránh đưa ra ví dụ như thể bạn là người tự tạo ra áp lực cho chính mình. Chẳng hạn, bạn nói rằng mình đã đợi phản hồi từ một bên nào đó quá lâu để bắt đầu một việc gì đó, hoặc bạn đã không xử lý mọi việc quyết đoán ngay từ đầu nên mọi việc bị trì trệ,… Những ví dụ như thế này sẽ khiến nhà tuyển dụng có ấn tượng không tốt về bạn.
Đây có lẽ là câu hỏi khó trả lời. Vì mọi người rất ít khi muốn nói đến điểm yếu của mình. Nhưng nếu bạn nói rằng mình không có điểm yếu nào thì dường như bạn quá “tự cao tự đại”.
Một số người chọn cách sử dụng một kỹ năng tích cực làm điểm yếu. Nhưng lời khuyên dành cho bạn là nên trung thực và đưa ra điểm yếu thực sự của mình. Sau đó hãy nói về cách bạn khắc phục và cải thiện nó.
Bạn nên nhớ mục đích của câu hỏi này là để nhà tuyển dụng tìm hiểu khả năng nhận thức và đánh giá bản thân của bạn. Vì vậy trung thực là cách tốt nhất giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Đây là câu hỏi cho thấy một người có định hướng cụ thể trong công việc hay không. Thực tế có một số người trải qua mọi việc một cách “mơ hồ” vì họ không có kế hoạch cụ thể trong cuộc sống. Từ câu trả lời của bạn nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu sắc về con người của bạn.
Bên cạnh đó, câu hỏi này cũng được sử dụng để tìm hiểu xem bạn có phải người luôn đặt ra mục tiêu cụ thể trong cuộc sống hay không. Người có mục tiêu dài hạn thường đáng tin cậy hơn và qua mục tiêu của bạn nhà tuyển dụng cũng hiểu hơn về tính cách của bạn.
Câu trả lời của bạn nên thể hiện được rằng mục tiêu nghề nghiệp của bạn phù hợp với định hướng phát triển của bạn tại công ty bạn đang ứng tuyển. Vì vậy bạn nên tìm hiểu triển vọng phát triển của công ty để biết nó có phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn hay không.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Giám đốc chiến lược đóng vai trò phát triển công ty, doanh nghiệp
Bạn không cần phải đưa ra một con số chính xác về thời gian bạn muốn làm việc. Điều này có thể khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn không có mong muốn làm việc lâu dài với họ.
Bạn có thể nói rằng “Tôi muốn hợp tác lâu dài” hoặc “Tôi sẽ còn làm việc cho đến khi công ty còn cảm thấy hài lòng về hiệu quả công việc của tôi” hoặc “Với một công việc tốt, có nhiều cơ hội phát triển thì tôi chắc chắn sẽ không từ bỏ nó”.
Bất kể bạn chọn cách trả lời như thế nào thì cũng đừng nên thể hiện thái độ quá tiêu cực. Thay vào dó bạn nên chọn cách trả lời tích cực như: công việc cũ không phù hợp với năng lực của bạn, công việc đó quá ổn định không có nhiều thử thách, bạn không có cơ hội phát triển các kỹ năng của mình khi làm công việc cũ,…
Bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi trả lời câu hỏi này. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng khác nhau mà cách hành xử cũng sẽ khác nhau.
Với cấp dưới bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý khi làm việc với họ. Với cấp trên bạn cần thể hiện được rằng bạn hoàn toàn hiểu rõ những kỳ vọng của họ, từ đó có thể hoàn thành tốt các mục tiêu được đặt ra. Còn với đồng nghiệp bạn nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
Thực chất khi nhắc đến mức lương kỳ vọng thì đây là một cuộc thương lượng. Vì vậy, bạn nên hiểu rõ công việc bạn đang ứng tuyển và dành thời nghiên cứu mức lương trung bình.
Bạn cũng có thể hỏi người phỏng vấn về ngân sách lương họ dành cho vị trí này. Hoặc bạn có thể tránh trả lời trực tiếp bằng cách nói rằng mức lương không phải yếu tố quan trọng nhất với bạn, mục tiêu bạn hướng đến là thăng tiến trong sự nghiệp.
Tuy nhiên, nếu bạn đã có con số tối thiểu và tin rằng mình có thể đạt được nó thì hãy nói với nhà tuyển dụng.
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn câu này vào cuối buổi phỏng vấn. Do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên hỏi tối đa ba hoặc bốn câu.
Bạn có thể hỏi về những công việc bạn sẽ đảm nhận tại vị trí CSO, họ mong đợi điều gì khi tuyển vị trí này. Bạn cũng có thể hỏi về những khía cạnh giúp bạn tạo nên các giá trị cho công ty. Ngoài ra, bạn hãy hỏi về bước tiếp theo trong quy trình tuyển dụng và thời gian nhận được kết quả phỏng vấn.
Hy vọng với 15 câu hỏi phỏng vấn vị trí CSO hay nhất mọi thời đại và gợi ý trả lời trong bài viết này của Ms Uptalent, bạn sẽ chinh phục được nhà tuyển dụng và được làm công việc mình yêu thích. Chúc bạn luôn thành công trong sự nghiệp!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet