- 420k
- 1k
- 870
Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) mở ra sự nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nhưng cũng đẩy thị trường tuyển dụng ngành IT bước vào sự cạnh tranh gay gắt. Yêu cầu tuyển dụng được nhân tài phù hợp cho những vị trí CNTT khiến các HR phải đau đầu.
Để giúp bạn giảm bớt gánh nặng tuyển dụng, hôm nay Ms Uptalent sẽ chia sẻ đến bạn 15 câu hỏi phỏng vấn ngành CNTT. Qua những câu hỏi này bạn sẽ có thêm công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tuyển dụng nhân tài.
Tuyển dụng không đơn giản là việc kiểm tra, đánh giá các kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên. Thực chất tuyển dụng là quá trình bạn tìm kiếm các “dấu hiệu” cho thấy tài năng và sự phù hợp của ứng viên.
Khi tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ thông tin, bạn cần tìm 4 điểm sau đây ở ứng viên:
>>>> Xem thêm: Tổng quan các vị trí trong lĩnh vực CNTT (IT)
Đây là điều cơ bản bạn cần tìm kiếm ở ứng viên. Bởi vì lĩnh vực CNTT thuộc phạm trù kỹ thuật công nghệ. Nên những người muốn làm việc trong lĩnh vực này cần có hiểu biết rộng về các kiến thức chuyên môn như máy tính, phần mềm, internet, web server,… Đồng thời còn phải hiểu rõ về các sản phẩm, thiết bị liên quan đến công nghệ để có thể làm việc hiệu quả nhất và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí làm việc.
Lĩnh vực công nghệ có đặc điểm là luôn phát triển và thay đổi nhanh chóng. Vì vậy chỉ những ứng viên có niềm đam mê bất tận với công nghệ mới có thể làm việc lâu dài và hiệu quả.
Nguyên do là vì sự đam mê sẽ thôi thúc người làm CNTT khám phá các xu thế mới để không bị lạc hậu. Quan trọng hơn, điều này sẽ giúp họ giải quyết những vấn đề liên quan đến các thiết bị và công nghệ mới tốt nhất.
Ngành CNTT được đánh giá có sự đào thải rất mạnh mẽ. Những nhân sự không liên tục “làm mới” bản thân sẽ khó trụ vững trong ngành. Do đó khi tuyển dụng nhân sự CNTT bạn cần tìm kiếm những ứng viên luôn nỗ lực học hỏi để khẳng định giá trị bản thân.
Quan niệm người làm IT không cần giỏi ngoại ngữ và các kỹ năng mềm đã quá lỗi thời. Trong xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại, thành thạo ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, quản lý công việc, làm việc nhóm,.. là vô cùng quan trọng.
Muốn có một đội ngũ nhân sự IT chuyên nghiệp với năng lực mạnh mẽ chắc chắn bạn không thể gạt bỏ kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Bởi vì không giỏi ngoại ngữ họ sẽ không thể hiểu được các tài liệu nước ngoài về công nghệ, phần mềm, viết code,… Với kỹ năng mềm yếu kém họ sẽ khó lòng trình bày và giải thích những vấn đề công nghệ cho người không chuyên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch và quy trình tuyển dụng hợp lý, bạn còn cần chuẩn bị danh sách câu hỏi phỏng vấn phù hợp để nhận diện được ứng viên tài năng. Sau đây là 15 câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thông tin có thể hỗ trợ đắc lực cho bạn.
Hầu hết người làm trong ngành CNTT đều có lựa chọn riêng cho mình về các website, cộng đồng trực tuyến, nguồn dữ liệu trực tuyến và các nguồn thông tin khác dựa trên sở thích của họ. Vì vậy, khi hỏi câu này bạn sẽ khám phá được mức độ hòa nhập vào cộng đồng IT của ứng viên.
Một ứng viên CNTT chuyên nghiệp sẽ coi trọng việc rèn luyện và phát triển kiến thức của bản thân qua việc tham gia các khóa học, đọc các blog chuyên ngành hoặc tham gia diễn đàn. Do đó câu hỏi phỏng vấn này sẽ giúp bạn đánh giá được sự chuyên nghiệp và nhiệt tình của ứng viên với nghề CNTT.
Một trong những nhiệm vụ của người làm nghề IT là phải giải thích được các vấn đề công nghệ đơn giản và dễ hiểu nhất cho những người không có chuyên môn hiểu được. Cho nên khi hỏi câu này bạn sẽ kiểm tra được khả năng giao tiếp, trình bày và giải thích vấn đề của ứng viên. Bạn cần xem xét xem ứng viên có thể giải thích đơn giản mà không lạm dụng các từ viết tắt hay tối nghĩa hay không.
>>>> Có thể bạn quan tâm: CTO là gì? Tất tần tật về Chief Technology Officer
Loại câu hỏi này sẽ giúp bạn kiểm tra xem ứng viên nghĩ thế nào về công việc và họ có thể mang đến những gì cho công việc của mình. Đồng thời câu hỏi này cũng có thể giúp bạn tìm hiểu cách ứng viên giải quyết vấn đề, sự tỉ mỉ, giao tiếp và các kỹ năng công việc khác.
Gặp thất bại trong công việc là điều rất bình thường. Tuy nhiên một sự khác biệt giữa ứng viên xuất sắc và các ứng viên khác là họ luôn biết cách dùng những thất bại đó làm bàn đạp để phát triển.
Khi hỏi câu này bạn sẽ biết được cách ứng viên xử lý tình huống và những bài học họ học được từ sự thất bại.
Câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu về tính cách của ứng viên và quan điểm nghề nghiệp của họ. Một ứng viên phù hợp sẽ thể hiện sự hiểu biết về công việc và động lực làm việc của họ. Họ sẽ chứng tỏ được vì sao họ lại khác biệt so với các ứng viên khác.
Đây là một câu hỏi giúp bạn đánh giá mức độ chuyên môn của ứng viên cũng như thái độ nghề nghiệp của họ.
Bạn cần tìm 2 điều sau trong câu trả lời của ứng viên. Thứ nhất sản phẩm đó phải thể hiện được định hướng nghề nghiệp và lĩnh vực mà họ quan tâm hoặc muốn theo đuổi. Thứ hai phần đánh giá phải thể hiện được trình độ hiểu biết, quan điểm cá nhân và định hướng phát triển của họ.
Đây là câu hỏi giúp bạn đánh giá khả năng giải quyết tình huống, thái độ làm việc, khả năng tương tác với đồng nghiệp và thích ứng với văn hóa công ty của ứng viên.
Bạn cần tìm kiếm sự cầu thị và thái độ hợp tác của ứng viên qua câu trả lời của họ. Đồng thời sự thẳng thắn và chuyên nghiệp của ứng viên cũng là điều bạn cần đề cao.
Câu hỏi này sẽ giúp bạn đánh giá sự nghiêm túc với nghề nghiệp của ứng viên và sự phù hợp của họ với định hướng phát triển của công ty.
Với câu hỏi này bạn sẽ đánh giá được sự hiểu biết của ứng viên về công ty và biết được nguyện vọng của họ đối với công việc.
Khi hỏi câu này bạn sẽ tìm hiểu được phương thức và phong cách làm việc của ứng viên. Đồng thời cũng biết được cách ứng viên nhìn nhận và đánh giá những thành công của họ.
Bạn chắc chắn không muốn tuyển dụng một nhân viên “ngồi chơi qua ngày” phải không nào. Do đó hãy đặt câu hỏi này để tìm hiểu cách ứng viên tổ chức công việc và sử dụng thời gian. Câu hỏi này cũng cho bạn biết ứng viên có phải người chủ động trong công việc hay không.
Đây chính là một câu hỏi tuyệt vời giúp bạn khám phá xem ứng viên có những kinh nghiệm phù hợp với vị trí bạn đang tuyển hay không.
Câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu được thế mạnh và điểm yếu của ứng viên.
Đây là câu hỏi sẽ cho bạn biết ứng viên có phải người quan tâm đến việc phát triển các chuyên môn nghiệp vụ và có tinh thần cầu tiến hay không.
>>> Bạn xem thêm: Trưởng phòng IT - lầm tưởng và sự thật
Trên đây là 15 câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thông tin và một số gợi ý bạn đọc có thể tham khảo khi cần tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp của mình. Hy vọng bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất và “săn” được nhân tài phù hợp. Hãy tiếp tục theo dõi Uptalent để khám phá những câu hỏi phỏng vấn thú vị khác nhé!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet