- 420k
- 1k
- 870
Kỹ sư điện hiện là công việc hấp dẫn với mức thu nhập tốt và cơ hội việc làm đa dạng. Tuy nhiên, phỏng vấn kỹ sư điện là khó khăn không nhỏ bạn phải vượt qua để có được việc làm như mong muốn.
Trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ gửi đến bạn đọc 15 câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện phổ biến nhất. Bạn hãy tham khảo để dễ dàng vượt qua vòng phỏng vấn sắp tới nhé!
MỤC LỤC:
1- 15 câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện phổ biến nhất và gợi ý trả lời
2- Một số lưu ý để có buổi phỏng vấn kỹ sư điện thành công
>>> Xem thêm: Việc làm Kỹ sư điện
Đây là cơ hội để bạn giới thiệu bản thân, thể hiện sự tự tin và phong thái trình bày vấn đề.
Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên chọn lọc những thông tin nổi bật nhất về bản thân để tạo ấn tượng tốt và ghi điểm với nhà tuyển dụng. Bạn cũng có thể mô tả các kinh nghiệm làm việc, thế mạnh, thành tích vượt trội để được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên trình bày tất cả những thông tin đã có trong CV. Điều này sẽ khiến câu trả lời của bạn trở nên dài dòng, thiếu điểm nhấn.
Bạn nên đánh giá bản thân một cách khách quan, toàn diện để biết được thế mạnh và những điểm hạn chế của bản thân.
Khi trình bày điểm mạnh, bạn nên căn cứ vào yêu cầu, tính chất công việc để cho thấy sự phù hợp của bản thân với nghề kỹ sư điện. Bạn cũng nên đưa ra các dẫn chứng thực tế từ chính công việc trước đó để nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt hơn về bạn.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn hãy trả lời điểm mạnh dựa vào các môn học, thành tích học tập đạt được.
Với điểm yếu, bạn đừng nên đề cập đến những gì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Đồng thời bạn cần khẳng định bản thân vẫn luôn nỗ lực cải thiện những điểm còn hạn chế.
Nhà tuyển dụng thường sử dụng câu hỏi này để đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về công ty họ cũng như tìm hiểu kỳ vọng và lộ trình sự nghiệp bạn muốn hướng đến.
Trước buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu các thông tin cơ bản về nhà tuyển dụng qua trang web của họ hoặc các trang mạng xã hội, kênh truyền thông, báo chí,…
Việc bạn nghiêm túc tìm hiểu về nhà tuyển dụng cho thấy sự quan tâm và mong muốn được làm việc tại công ty họ. Đây là điều mà các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ở ứng viên.
>>> Bạn có thể xem thêm: Mô tả công việc kỹ sư điện (Electrical Engineer)
Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ luôn là vấn đề được nhà tuyển dụng quan tâm. Bởi vì nó có thể cho thấy năng lực và thái độ làm việc của bạn đối với công việc trước đó.
Bạn nên trả lời câu hỏi này theo hướng tích cực và chú trọng vào việc phát triển sự nghiệp cũng như bản thân nhằm tạo sự thiện cảm và ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Bên cạnh đó, bạn tuyệt đối đừng nói những điều tiêu cực về công ty cũ, bao gồm sếp, đồng nghiệp, các quy định, chính sách hoặc các mâu thuẫn phát sinh. Điều này sẽ khiến bạn nhận về cái nhìn không tốt từ nhà tuyển dụng.
Nghề kỹ sư điện có đòi hỏi cao về chuyên môn, kỹ năng và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Người theo nghề này cần có đam mê đủ lớn để đạt được thành công và trụ vững với nghề.
Vì vậy, khi gặp câu hỏi này, bạn cần nhấn mạnh niềm đam mê của bản thân với nghề kỹ sư điện. Đồng thời, hãy chia sẻ những rủi ro, nguy cơ và các biện pháp đảm bảo an toàn mà bạn biết để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Ngành kỹ thuật điện có nhiều ngách nhỏ khác nhau như điện công nghiệp, điện dân dụng,… Khi hỏi câu này, nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá năng lực, kinh nghiệm của bạn xem có phù hợp với công ty họ hay không.
Để trở thành ứng viên sáng giá trong mắt nhà tuyển dụng, bạn nên khẳng định mình có thế mạnh trong một chuyên môn cụ thể. Đồng thời, hãy cho họ biết bạn cũng am hiểu các kiến thức chuyên môn khác và hoàn toàn có thể thực hiện các nhiệm vụ công việc đa dạng.
Nếu đã có kinh nghiệm triển khai dự án, bạn cần nói rõ tên dự án, thời gian thực hiện, nhiệm vụ của bạn trong dự án đó và kết quả đạt được.
Trong trường hợp bạn từng đảm nhận vai trò quản lý dự án thì đây sẽ là điểm cộng đáng giá dành cho bạn. Nhà tuyển dụng sẽ càng tin tưởng hơn về kinh nghiệm và tiềm năng của bạn trong tương lai.
>>> Bạn có thể tham khảo: Yêu cầu của một kỹ sư điện giỏi
Thành thạo các phần mềm kỹ thuật điện là yêu cầu bắt buộc đối với kỹ sư điện. Bởi vì, các phần mềm này có thể giúp kỹ sư điện hoàn thành công việc nhanh, hiệu quả và năng suất làm việc cũng cao hơn.
Một số phần mềm kỹ thuật mà kỹ sư điện phải thành thạo như:
- Autocad Electrical: Phần mềm thiết kế mạch điện.
- Eplan Electric: Phần mềm thiết kế mạch điện công nghiệp.
- Proteus: Phần mềm mô phỏng mạch điện từ.
- Altium Design: Phần mềm thiết kế mạch điện từ và mô phỏng mạch điện.
- SolidWorks Electrical Professional: Phần mềm thiết kế sơ đồ điện.
Bạn nên liệt kê và phân tích một số kỹ năng cần thiết với kỹ sư điện. Đồng thời bạn còn phải giải thích được vì sao kỹ năng đó lại quan trọng.
Một số kỹ năng cần thiết ở kỹ sư điện có thể kể tới như:
- Kỹ năng lập trình hệ thống điện.
- Kỹ năng phân tích và tổng hợp.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng tổ chức, quản lý.
Điều quan trọng là bạn phải khẳng định mình đang có những kỹ năng này. Hơn nữa, bạn cũng đang liên tục học hỏi, rèn luyện các kỹ năng mới.
>>> Bạn có thể quan tâm: Làm thế nào để Tuyển dụng những kỹ sư điện giỏi
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu khả năng thích nghi của ứng viên cũng như đánh giá kỹ năng tổ chức công việc, làm việc nhóm của họ.
Khi trả lời câu hỏi dạng này, bạn nên trình bày hướng giải quyết cùng với biện pháp điều chỉnh, tổ chức lại công việc trong nhóm. Điều này sẽ giúp tạo ra sự kết nối giữa thành viên mới và những người cũ trong trong nhóm, từ đó tiến độ và hiệu quả dự án luôn được tối ưu.
Kỹ sư điện phải làm việc cùng các thành viên trong nhóm, quản lý dự án, nhân viên thiết kế,… Vì vậy, rất khó tránh việc xảy ra bất đồng ý kiến. Tình huống thường gặp nhất là sự tranh cãi giữa kỹ sư điện với nhân viên thiết kế về tính thẩm mỹ và chức năng của mạch điện.
Với câu hỏi này, hãy đưa ra một tình huống tranh cãi trong thực tế, sau đó mô tả cách bạn đã xử lý vụ việc và kết quả thu được để nhà tuyển dụng thấy rõ kỹ năng giải quyết vấn đề của bạn.
Bạn có thể liệt kê những thành tích, giải thưởng, danh hiệu đã đạt được hoặc công trình nghiên cứu từng tham gia. Từ những điều này, nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về năng lực chuyên môn cũng như hiệu quả làm việc của bạn.
Kỹ sư điện phải đối mặt với những nguy cơ, rủi ro nhất định trong quá trình thực hiện công việc. Bởi vậy, vấn đề an toàn lao động rất được coi trọng trong ngành kỹ thuật điện.
Bạn hãy chia sẻ những điều mình biết về các nguy cơ có thể gặp phải trong nghề kỹ sư điện và khẳng định bạn sẽ luôn tuân thủ nghiêm các quy tắc an toàn lao động.
Nếu bạn từng trải qua tình huống liên quan đến an toàn lao động, hãy kể lại câu chuyện đó để tăng tính thuyết phục cho câu trả lời của mình.
Trong buổi phỏng vấn kỹ sư điện thường có nhiều câu hỏi lý thuyết giống như câu hỏi này. Để trả lời câu hỏi này tốt nhất, bạn chỉ cần nắm vững các kiến thức chuyên môn về ngành điện là được.
Mức lương trung bình của kỹ sư điện khoảng 12,7 triệu/tháng. Mức lương cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào vai trò và khối lượng công việc thực tế bạn đảm nhận.
Trước buổi phỏng vấn, bạn nên nghiên cứu mức lương bình quân trên thị trường, sau đó đánh giá năng lực của bản thân và mô tả công việc của nhà tuyển dụng để dự tính mức lương phù hợp.
Nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm, hãy đề nghị mức lương cao hơn công ty cũ khoảng 5, 15 hay 20%, tuỳ theo mức độ yêu cầu của nhà tuyển dụng với vị trí kỹ sư điện. Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên tham khảo mức lương dành cho người mới ra trường và khéo léo đề nghị mức lương phù hợp với khả năng của mình.
Bên cạnh luyện tập trả lời câu hỏi phỏng vấn thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau để có buổi phỏng vấn thành công:
Những ứng viên đúng giờ luôn nhận được cái nhìn thiện cảm từ nhà tuyển dụng. Tốt nhất bạn nên đến trước giờ phỏng vấn khoảng 15 – 20 phút. Điều này không chỉ giúp bạn phòng tránh những sự cố có thể xảy ra trên đường và còn giúp bạn có thời gian chỉnh trang y phục, thư giãn tinh thần trước khi phỏng vấn.
Vẻ bề ngoài chuyên nghiệp, lịch sự là yếu tố giúp bạn ghi điểm rất tốt trong lần gặp gỡ đầu tiên với nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn cần chú ý lựa chọn trang phục sao cho phù hợp và chú ý đến đầu tóc để tạo ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn.
Mỗi công ty đều có đặc điểm và yêu cầu riêng trong công tác tuyển dụng. Do đó, bạn nên dành thời gian tìm hiểu công ty mình ứng tuyển để hiểu hơn về công việc và môi trường làm việc của họ.
Ngoài ra, tìm hiểu về nhà tuyển dụng là cách hay để bạn tự đánh giá mức độ phù hợp của bản thân với công ty đó và còn giúp bạn tạo ấn tượng tốt với họ.
Kiến thức và kinh nghiệm là những tiêu chí quan trọng để nhà tuyển dụng ra quyết định có tuyển bạn hay không. Vì vậy, bạn nên khéo léo thể hiện những gì mình có, cũng đừng quá phô trương mà hãy thể hiện tinh thần ham học hỏi, cầu tiến để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Một buổi phỏng vấn thành công không chỉ có nhà tuyển dụng đặt câu hỏi mà bạn cũng nên làm như vậy.
Bạn nên soạn sẵn những câu hỏi muốn hỏi nhà tuyển dụng. Và những câu hỏi này nên xoay quanh công việc, công ty cũng như các chính sách phúc lợi để nhà tuyển dụng thấy rõ sự nghiêm túc, nhiệt tình của bạn với vị trí kỹ sư điện.
Khi buổi phỏng vấn kết thúc, bạn nên gửi đến nhà tuyển dụng lời cảm ơn chân thành nhất để thể hiện sự trân trọng và biết ơn vì họ đã dành thời gian cho bạn.
Trên đây là 15 câu hỏi phỏng vấn kỹ sư điện phổ biến nhất Ms Uptalent đã tổng hợp lại. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thuận lợi vượt qua vòng phỏng vấn và được làm công việc mình yêu thích. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet