- 420k
- 1k
- 870
Lo lắng, hồi hộp trước buổi phỏng vấn HSE là điều rất bình thường. Tuy nhiên, với 15 câu hỏi phỏng vấn HSE thường gặp nhất trong bài viết sau đây của Ms Uptalent sẽ giúp bạn thêm tự tin khi tham gia phỏng vấn.
>>> Xem thêm: Việc làm An toàn lao động
Đây là câu hỏi bạn sẽ gặp trong hầu hết các buổi phỏng vấn. Bằng cách đặt câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ lược về phong thái, cách trình bày của ứng viên. Sau đó họ sẽ dựa trên những gì bạn trả lời để tiếp tục đưa ra các câu hỏi phù hợp nhằm đánh giá các kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ của bạn.
Với câu hỏi này, bạn nên cung cấp các thông tin cơ bản về bản thân. Đặc biệt, hãy nhấn mạnh những điểm hữu ích có liên quan đến vị trí HSE như trình độ, kinh nghiệm, mục tiêu sự nghiệp,…
Bạn chỉ nên trình bày câu trả lời trong khoảng 2 phút. Bạn cũng có thể chia sẻ một chút về tính cách, sở thích của bản thân, nhưng đừng nói quá dài dòng về điều này.
Câu hỏi này mang đến cho bạn cơ hội tốt để thể hiện năng lực và kinh nghiệm của bản thân. Bạn nên trình bày những gì mình biết một cách ngắn gọn, chân thực.
Nếu có nhiều kinh nghiệm, hãy chọn ra những kinh nghiệm liên quan đến vị trí đang ứng tuyển để cho nhà tuyển dụng thấy được mức độ phù hợp của bạn.
Còn trong trường hợp chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể trình bày sự đam mê và khát khao được theo đuổi nghề HSE cũng như mong muốn tìm được công ty phù hợp để cống hiến, gắn bó lâu dài.
Bạn cần chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình có khả năng tư duy và tìm ra giải pháp cho những vấn đề gặp phải.
Hãy trình bày một tình huống khó khăn bạn từng gặp phải, những việc bạn đã làm để đảm bảo lịch trình công việc luôn diễn ra theo đúng kế hoạch và hoàn thành đúng thời hạn. Bạn cũng cần cho nhà tuyển dụng thấy tinh thần trách nhiệm và khả năng xử lý vấn đề của mình.
Đặc biệt, hãy nhấn mạnh một số điểm quan trọng nhằm cho thấy cách bạn xử lý công việc phù hợp với định hướng và văn hoá của doanh nghiệp.
>>> Bạn có thể xem thêm: Tuyển dụng HSE như thế nào cho hiệu quả
Bạn nên tìm hiểu kỹ yêu cầu của nhà tuyển dụng với vị trí HSE. Sau đó cân nhắc kỹ lưỡng xem bản thân có những kỹ năng, tố chất nào phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Đừng chỉ liệt kê các kỹ năng mình có. Để câu trả lời hấp dẫn hơn, bạn nên đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho những gì mình trình bày.
Dẫn chứng bạn chọn nên đến từ chính kinh nghiệm thực tiễn bạn từng trải qua. Đây sẽ là điểm cộng khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao năng lực của bạn.
Với câu hỏi này, bạn không nên trả lời mình chỉ có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm. Bởi vì cả hai điều này đều rất quan trọng. Chúng cho thấy khả năng đa dạng, linh hoạt của ứng viên trong quá trình thực hiện công việc.
Hãy nhấn mạnh làm việc độc lập và làm việc theo nhóm đều rất quan trọng. Nếu bạn còn chưa giỏi cái nào, hãy nói với nhà tuyển dụng và khẳng định bạn đang nỗ lực cải thiện.
Đây là câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản của bạn về ngành HSE. Bạn có thể trả lời như sau:
“Chính sách HSE đưa ra cách tiếp cận chung của một tổ chức, doanh nghiệp đối với các vấn đề về sức khỏe, an toàn trong quá trình lao động. Nó cũng cho thấy cách nhà quản lý doanh nghiệp quản lý các vấn đề về sức khỏe và an toàn, đồng thời thể hiện rõ vai trò của từng người, thời điểm thực hiện cũng như cách thức thực hiện. Nếu doanh nghiệp có từ 5 nhân viên trở lên, họ phải có chính sách HSE cụ thể.”
Các chính sách HSE trong doanh nghiệp cần được thực hiện theo các bước sau:
- Xây dựng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ cần thiết vào quá trình làm việc.
- Cung cấp đầy đủ các công cụ, thiết bị phù hợp để thực hiện công việc.
- Huấn luyện và hướng dẫn nhân viên các kiến thức về an toàn, sức khoẻ, bảo vệ môi trường để họ có đủ năng lực thực hiện công việc.
- Theo dõi, giám sát nhằm đảm bảo chính sách HSE được tuân thủ nghiêm túc.
>>> Bạn có thể tham khảo: Mô tả chi tiết công việc Chuyên viên an toàn
Bản kế hoạch an toàn là một dạng tài liệu thể hiện quy trình xác định các mối nguy hiểm có thể gây hại đến sức khoẻ và cơ thể của người lao động. Đồng thời, tài liệu này cũng mô tả rõ quy trình giúp ngăn ngừa tai nạn và các bước phải làm nếu xảy ra tai nạn.
Nếu bạn đã có kinh nghiệm, hãy trình bày những cách bạn đã làm để cải thiện hệ thống HSE. Còn trong trường hợp chưa có kinh nghiệm, hãy tìm hiểu và liệt kê những biện pháp cải thiện mà bạn biết.
Dưới đây là một số biện pháp cải thiện môi trường làm việc phổ biến:
- Cải thiện vấn đề vệ sinh tại nơi làm việc để nâng cao sức khỏe của nhân viên.
- Thực hiện tốt công tác bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc nhằm giảm thiểu thiệt hại và gia tăng năng suất.
- Cải thiện chất lượng không khí và không gian làm việc.
- Cải thiện phúc lợi và các yếu tố có thể tác động đến tinh thần làm việc của nhân viên.
Các bước để đánh giá rủi ro thường bao gồm:
- Xác định các nguy cơ, mối nguy hại có thể xảy ra. Các mối nguy hại này có thể ở nhiều dạng khác nhau như vật lý, tinh thần, hoá học, sinh học,…
- Xác định những người có khả năng gặp nguy hiểm và cách các mối nguy hiểm diễn ra.
- Phân tích các nguy cơ, rủi ro và đề xuất biện pháp phòng ngừa.
- Ghi chép lại những nghiên cứu.
- Đánh giá rủi ro trên nhiều phương diện.
>>> Bạn có thể quan tâm: HSE là gì? Tất tần tật về HSE tại doanh nghiệp
Các chế độ cần phải chi trả cho người bị tai nạn lao động gồm có:
- Chi phí điều trị từ khi bị tai nạn cho đến khi ổn định. Trong trường hợp người lao động có bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động sẽ tham gia đồng chi trả.
- Chi trả toàn bộ tiền lương trong thời gian người lao động phải nghỉ việc vì gặp tai nạn lao động.
- Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động một khoản tiền tùy theo mức suy giảm lao động.
Nguyên nhân gây ra mất an toàn gồm có:
- Không gian sản xuất nhỏ hẹp, máy móc thiết bị không được lắp đặt theo đúng các quy định về an toàn, không đúng kỹ thuật.
- Bố trí máy móc, thiết bị trong xưởng không hợp lý.
- Người lao động để các công cụ, dụng cụ bừa bãi, không sắp xếp khu vực làm việc gọn gàng, hợp lý.
- Máy móc, thiết bị và các công cụ làm việc có cấu tạo không phù với đặc điểm nhân trắc của người lao động.
- Thiếu phương tiện, công cụ sản xuất hoặc sử dụng các công cụ có chất lượng kém.
Bạn nên tìm hiểu kỹ mô tả công việc và tình hình của công ty mình ứng tuyển. Từ đó liên kết mọi thứ lại với nhau để đoán ra những công việc sẽ phải làm sau khi nhận việc.
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên đã tìm hiểu về công việc và công ty của họ trước buổi phỏng vấn. Cho dù những gì bạn tìm hiểu được có chút sai lệch thì nó vẫn cho thấy bạn thực sự quan tâm và nghiêm túc với vị trí đang ứng tuyển.
>>> Quan tâm thêm: Mô tả công việc HSE Manager
Bạn hãy mô tả chi tiết cách bạn lên kế hoạch làm việc cũng như cách sắp xếp công việc. Đồng thời giải thích lý do bạn làm như vậy và kết quả đạt được.
Với câu hỏi này, bạn cần thể hiện được khả năng tư duy, kỹ năng sắp xếp công việc và sự thông minh để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Một ứng viên có định hướng nghề nghiệp cụ thể luôn dễ dàng thu hút nhà tuyển dụng. Đặc biệt, nếu định hướng đó phù hợp với hướng phát triển của công việc bạn ứng tuyển thì khả năng đậu phỏng vấn của bạn càng cao.
Bạn nên trình bày mục tiêu của mình trong 1 – 2 năm tới. Các mục tiêu này cần phù hợp với năng lực thực tế của bạn, có liên quan đến vị trí HSE bạn ứng tuyển và quan trọng hơn là bạn phải có kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu.
Để có buổi phỏng vấn thành công, bạn cần chú ý những điều sau:
Vẻ bề ngoài lịch sự, chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng và có thêm tự tin để hoàn thành buổi phỏng vấn.
Cho dù bạn có năng lực, kinh nghiệm tốt đến mấy đi nữa mà xuất hiện trong buổi phỏng vấn với trang phục lôi thôi, cẩu thả thì khả năng bị đánh rớt gần như chắc chắn.
Bạn nên đến trước giờ hẹn phỏng vấn từ 10 – 15 phút để có thời gian sửa soạn và chuẩn bị tâm thế thoải mái nhất khi gặp nhà tuyển dụng.
Việc đến trễ phỏng vấn sẽ cho thấy bạn là người thiếu trách nhiệm và có vẻ công việc đó cũng không quá quan trọng với bạn.
>>> Bạn có thể biết thêm: Lộ trình thăng tiến của vị trí HSE Manager
Bạn nên tìm hiểu về lịch sử phát triển, các sản phẩm dịch vụ và mục tiêu, định hướng phát triển của công ty. Với những thông tin có được bạn sẽ đánh giá được mức độ phù hợp của bản thân với vị trí đang ứng tuyển và tự tin hơn trong buổi phỏng vấn.
Hãy bám sát mô tả công việc để tìm ra những kỹ năng, kinh nghiệm bạn có mà phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đồng thời, bạn cũng nên tập trung vào chúng trong lúc trình bày kinh nghiệm làm việc để nhấn mạnh sự phù hợp của bạn với vị trí họ đang tuyển.
Trong buổi phỏng vấn, không chỉ có nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi mà bạn cũng phải biết cách đặt câu hỏi cho họ.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy hỏi thêm và vai trò, trách nhiệm công việc HSE phải đảm nhận. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về những thách thức, cơ hội thăng tiến của HSE tại công ty họ.
Để có thể trả lời câu hỏi phỏng vấn một cách thuần thục, bạn cần luyện tập thật nhiều. Bạn có thể nhờ người quen giúp đỡ hoặc tự luyện tập một mình. Luyện tập trả lời thành tiếng là biện pháp hữu hiệu giúp bạn tự tin và ít bỡ ngỡ hơn khi đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng.
Trên đây là 15 câu hỏi phỏng vấn HSE thường gặp nhất trong các buổi phỏng vấn mà Ms Uptalent đã tổng hợp lại. Chỉ cần bạn chuẩn bị thật kỹ và luyện tập trả lời nhuần nhuyễn thì chắc chắn cơ hội trúng tuyển sẽ trong tầm tay. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet