- 420k
- 1k
- 870
Nhà tuyển dụng luôn có mong đợi nhất định đối với ứng viên vị trí SEO. Vì vậy họ thường thông qua các câu hỏi trong buổi phỏng vấn để tìm được ứng viên phù hợp nhất. Bạn có thắc mắc nhà tuyển dụng sẽ hỏi những câu gì không? Hãy khám phá 15 câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu vị trí SEO được Ms Uptalent tổng hợp sau đây để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn nhé!
Bạn nên trả lời câu hỏi này dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Chẳng hạn như đó là một tính năng nào đó của Google Analytics mà khá nhiều người không biết cách sử dụng, hoặc mọi người thường quá tập trung vào chi tiết mà bỏ qua bức tranh tổng thể, hoặc là có một số người không điều chỉnh việc phân tích cho phù hợp với từng chiến lược. Hãy chuẩn bị một câu trả lời bạn cảm thấy phù hợp để có thể trả lời thật tốt nếu gặp câu hỏi này.
Trên thực tế có rất nhiều cách khác nhau để đưa một trang web ra khỏi danh mục của Google. Bạn hãy dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của mình để mô tả các phương pháp đó. Khi nói về phương pháp bạn sẽ sử dụng bạn nên trình bày lý do và tình huống bạn sử dụng phương pháp đó.
Câu hỏi này mang tính chủ quan khá cao. Vì vậy bạn có thể đề cập đến việc tập trung vào các từ khóa phổ biến mà không cân nhắc tính cạnh tranh của các từ khóa đó, hoặc bạn có thể nói về khối lượng tìm kiếm hay mức độ liên quan của các yếu tố khác. Hãy chọn cho mình một yếu tố để thảo luận cùng người phỏng vấn.
>>>> Xem thêm: 15 câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu vị trí SEO
Phân tích backlink thường được SEO áp dụng vì phương pháp này là một cách rất hữu ích để phân tích cơ bản về tính cạnh tranh. Khi tiến hành phân tích bạn sẽ biết được đối thủ đang làm gì, liệu có thể học hỏi được gì hay không hoặc là có thể làm theo những gì họ đang làm hay không.
Khi làm SEO, chắc chắn bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều công cụ SEO khác nhau. Vì vậy người phỏng vấn hỏi câu này để biết được những công cụ bạn thường sử dụng và cũng là để kiểm tra kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm SEO của bạn.
Bạn nên tận dụng cơ hội này để thể hiện những kiến thức đã được học, được sử dụng. Nếu có thời gian hãy mô tả về các công cụ đó và phân tích chúng để cho thấy sự hiểu biết của bạn và lý do bạn chọn những công cụ đó.
Trong trường bạn chưa biết nhiều về công cụ SEO do bạn là một SEOer mới thì hãy tìm hiểu kỹ về các công cụ quản trị website của Google như Google Search Console, Google Analytic và các công cụ phổ biến khác như Ahrefs hoặc Moz.
Bạn hãy dựa trên kiến thức và quan điểm của mình để trả lời câu hỏi này. Ví dụ bạn có thể trả lời rằng, các yếu tố quan trọng đưa từ khóa lên top trước tiên là chất lượng content, kế tiếp là việc phân tích và chọn lọc từ khóa, đồng thời cách thể hiện nội dung trong từ khóa cũng rất quan trọng. Với mỗi yếu tố bạn có thể trình bày cụ thể hơn để câu trả lời thêm sinh động.
Trong công việc, gặp phải những tình huống không như kế hoạch là điều có thể xảy ra với bất cứ ai. Điểm khác biệt là có người có thể khéo léo xử lý và vượt qua tình huống không như ý đó nhưng có người lại không thể. Với câu hỏi này người phỏng vấn muốn kiểm tra khả năng phản ứng và xử lý tình huống của bạn. Họ muốn biết bạn có phải người có thể vượt qua những tình huống khó khăn hay không.
Để trả lời câu hỏi này bạn nên đưa ra một tình huống cụ thể đã từng gặp phải, nhấn mạnh cách bạn xử lý tình huống đó để cho thấy khả năng phản ứng nhanh nhạy và kỹ năng xử lý vấn đề của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nói về bài học bạn rút ra được từ vấn đề đó.
Ví dụ, bạn có thể kể về lần bạn thực hiện chiến dịch SEO cho khách không đạt hiệu quả. Khi đó bạn đã tìm hiểu nguyên nhân và biết được là do chọn sai từ khóa. Ngay lập tức bạn tiến hành cập nhật và khắc phục nhanh nhất. Từ chiến dịch đó bạn nhận ra rằng, cần phải liên tục cập nhật kiến thức mới và phải phân tích cẩn thận hơn trước khi triển khai chiến dịch.
Thực tế có khá nhiều cách để đo lường mức độ thành công của một chiến dịch SEO. Bạn có thể trả lời câu hỏi này dựa trên đặc điểm của công ty mà mình phỏng vấn, vì mỗi công ty sẽ hướng đến mục tiêu khác nhau.
Một số gợi ý dành cho bạn để trả lời câu hỏi này bao gồm: tăng lưu lượng truy cập, tăng chuyển đổi, tăng số lượng backlink, tăng lượng truy cập cho một từ khóa hay một cụm từ khóa cụ thể, tăng lưu lượng truy cập giới thiệu,…
Điều quan trọng là dựa trên các kết quả đó bạn có tìm ra được điều cần thay đổi để tạo nên thành công cho chiến lược hay không.
Trên thực tế mỗi người sẽ có cách khác nhau để nghiên cứu từ khóa. Nên không có câu trả lời chung cho câu hỏi này. Do đó bạn hãy nói về những công cụ bạn đã sử dụng để nghiên cứu từ khóa và các bước bạn đã thực hiện để tìm ra từ khóa.
Ví dụ như bạn có thể nói rằng, bạn dựa trên kinh nghiệm của mình để dự đoán các chủ đề khách hàng quan tâm và tìm từ khóa liên quan đến các chủ đề đó. Bạn cũng xem xét các từ khóa dài hơn và cân nhắc tính cạnh tranh của từ khóa. Điều này chứng tỏ bạn có thể tìm được từ khóa có khả năng tiếp cận khách hàng tốt mà không có tính cạnh tranh cao.
Link building là việc tạo ra các backlink dẫn đến trang web của bạn. Hiểu đơn giản là làm cho trang web của bạn được nhắc đến nhiều hơn và được liên kết nhiều hơn trên các website khác để cải thiện kết quả tìm kiếm.
Nguyên nhân cần thực hiện link building là các website được liên kết sẽ được Google đánh giá cao hơn về mức độ tin cậy. Công cụ tìm kiếm này sẽ xem xét xem các trang web khác có liên kết với trang của bạn không. Nếu có, chứng tỏ nội dung trên trang của bạn đáng được liên kết và đáng tin hơn.
Backlink được hiểu là liên kết từ website này đến website khác. Backlink được xem là yếu tố quan trọng vì nó quyết định mức độ xếp hạng của một trang web đối với công cụ tìm kiếm Google.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực SEO (Search Engine Optimization)
Tốc độ tải trang là tốc độ hiển thị của website đối với người dùng. Các trang có tốc độ tải nhanh sẽ tạo trải nghiệm tốt cho người dùng nên sẽ được Google đánh giá cao hơn khi xếp hạng.
Nếu người phỏng vấn hỏi về cách tăng tốc độ tải trang bạn có thể nói đến một số biện pháp như: giảm kích thước hình ảnh, giảm chuyển hướng, tận dụng bộ nhớ đệm của trình duyệt, sử dụng CDN, tối ưu code, cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ,…
Nền tảng Google cung cấp cho người làm SEO rất nhiều công cụ hữu ích như Search Console hoặc Google Analytics. Vì vậy bạn hãy tìm hiểu kỹ về hai công cụ này và trình bày những gì bạn hiểu về chúng cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn với hai công cụ này.
Thẻ meta có nhiều thay đổi kể từ khi SEO trở nên phổ biến. Nhưng hai thẻ meta quan trọng nhất vẫn là meta title và meta description.
Trong đó meta title (tiêu đề SEO) giữ vai trò rất quan trọng trong việc xếp hạng. Đồng thời nó còn quan trọng vì nó là nội dung hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERP). Bởi vậy meta title phải có từ khóa để có xếp hạng tốt và phải hấp dẫn để người dùng muốn click vào nó.
Không như meta title, meta description không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng. Tuy nhiên meta description giúp cải thiện CTRL từ kết quả tìm kiếm nên nó cũng giữ vai trò quan trọng trong SERP.
Sở dĩ có link nofollow là vì có thể bạn không muốn các website hoặc liên kết trở thành đối tượng để công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và xếp hạng. Vì vậy, các thuộc tính của nofollow sẽ báo cho bot của công cụ tìm kiếm không theo dõi một link nào đó, nhưng người dùng vẫn có thể click vào các liên kết đó.
Trong khi đó tất cả các liên kết khác đều được mặc định là link dofollow. Những link này không được thiết lập bất cứ thuộc tính nào để yêu cầu bot của công cụ tìm kiếm theo dõi nhưng các bot vẫn theo dõi chúng.
Hy vọng với 15 câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu vị trí SEO trong bài viết này của Uptalent bạn đọc sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn SEO và tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công!
>>>>Bạn xem thêm: Agency là gì? Những điều bạn cần biết về Agency
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet