- 420k
- 1k
- 870
Phòng tài chính-kế toán là phòng ban quan trọng không thể thiếu tại mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức. Tiếng nói của trưởng phòng tài chính - kế toán cũng có sức tác động mạnh mẽ hàng đầu. Thu nhập cao, vị thế lớn, vai trò quan trọng nhưng liệu đây có phải là vị trí toàn một “màu hồng”? Mời bạn đọc hãy cùng HRchannels khám phá 1001 sự thật về trưởng phòng tài chính - kế toán để hiểu hơn những điều ẩn sâu bên trong chức danh quan trọng này.
Xem thêm >>>> Việc làm Kế toán/ Kiểm toán lương cao
Bên cạnh trình độ chuyên môn cao về tài chính – kế toán, trưởng phòng còn phải đảm nhận vai trò của một người lãnh đạo phòng ban quan trọng hàng đầu tại doanh nghiệp. Do vậy, chức năng của trưởng phòng tài chính – kế toán rất phong phú:
- Chịu trách nhiệm trực tiếp với ban lãnh đạo về mọi nhiệm vụ liên quan đến tình hình nguồn vốn, thu hồi công nợ, giải ngân chi phí hoạt động sản xuất.
- Trực tiếp tham mưu, đề xuất biện pháp cải thiện doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Định kỳ đánh giá, tái cơ cấu hệ thống kế toán tài chính, đảm bảo theo đúng luật pháp quy định của nhà nước, đồng thời, tận dụng triệt để mọi lợi thế có được.
- Trực tiếp tuyển dụng, phỏng vấn ứng viên phòng kế toán.
Để có thể được tuyển dụng và đảm nhận thành công vị trí quản lý cao cấp với nhiều phúc lợi, lương thưởng cao, trưởng phòng tài chính – kế toán luôn phải nỗ lực không ngừng, chấp nhận và đương đầu với hàng loạt thách thức mà ít ai biết được
Kinh tế phát triển càng nhanh, những lỗ hổng trong chính sách càng xuất hiện nhiều, việc chính phủ cải tiến các chính sách thuế quan, tài chính hầu như diễn ra mỗi năm, thậm chí nhiều lần trong năm.
Là lãnh đạo đứng đầu phòng tài chính – kế toán, trưởng phòng luôn phải thường xuyên cập nhật những thay đổi này, thấu hiểu cặn kẽ để về truyền đạt, triển khai và tìm phương hướng cải tiến hệ thống doanh nghiệp cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Những doanh nghiệp nội địa chỉ cần quan tâm hệ thống thuế quan trong nước, nhưng với tổ chức đa quốc gia, trưởng phòng kế toán – tài chính còn phải cập nhật cả chính sách ở những nước khác.
Sai lầm trong một khâu nhỏ liên quan đến kế toán – tài chính, cho dù không phải lỗi trực tiếp từ trưởng phòng nhưng với tư cách là người quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và định hướng cho phòng ban, họ vẫn phải là người chịu trách nhiệm cao nhất trước ban lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong khi đó, những vấn đề tài chính – kế toán lại khá nhạy cảm và có sự liên đới từ nhiều bên. Do vậy, để có thể phân định rõ trách nhiệm thuộc về ai, tỷ lệ chịu trách nhiệm như thế nào là cả một sự vận dụng linh hoạt nghiệp vụ chuyên sâu phức tạp.
Chúng ta có thể thấy trưởng phòng kế toán-tài chính ra về đúng giờ, ngày nghỉ không phải lên công ty làm ngoài giờ nhưng ít ai biết, với họ, thời gian làm việc cũng không có giới hạn, chỉ là họ có thể tiếp nối công việc ở một không gian khác mà thôi.
Ngoài ra, những đợt kiểm toán định kỳ mỗi năm chính là lúc phòng kế toán – tài chính tận dụng mọi nguồn lực, có thể phải ngủ tối ở ngay tại văn phòng để kịp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định thanh tra, kiểm toán trong lúc vẫn phải hoàn thành nhiệm vụ tại doanh nghiệp mỗi ngày.
Những đợt đi công tác xa đối với trưởng phòng kế toán – tài chính nhiều hay ít tùy thuộc vào
Quy mô địa lý hoạt động của doanh nghiệp
Giai đoạn nhà nước ban hành những đổi mới trong chính sách, nghị định, thông tư về tài chính, thuế quan…
Mức độ cải tiến hệ thống kế toán – tài chính toàn tổ chức.
Một khi mức độ các yếu tố này càng cao thì thời gian và trọng trách của trưởng phòng kế toán – tài chính tại khu vực công tác càng kéo dài.
Một chút sai sót, một chút truyền đạt thiếu nhất quán, một chút lơ là trong việc đánh giá kết quả tiếp thu của nhân viên... cũng đủ khiến toàn doanh nghiệp phải trả giá.
Để ứng phó kịp thời những chuyển biến trong cạnh tranh kinh tế, mỗi doanh nghiệp đều xây dựng những phương án tài chính riêng mang tính đặc thù. Những phương án này đa phần chỉ có ban giám đốc và trưởng phòng tài chính nắm rõ và có vai trò điều phối đặc biệt.
Dù sự dự phòng này cho thấy vị thế cao của trưởng phòng tài chính – kế toán nhưng kèm theo đó là những trách nhiệm to lớn, gắn kết chặt chẽ quyền lợi của trưởng phòng và toàn doanh nghiệp.
So với những vị trí công việc khác, ứng viên trưởng phòng tài chính – kế toán được nhà tuyển dụng đề cao về sự trung thành và nghiệp vụ chuyên môn. Do vậy, những ứng viên nhảy việc nhiều (dù lúc đó bạn chỉ là nhân viên hay chuyên viên) thì ít nhiều vẫn bị giảm điểm cạnh tranh.
Còn về độ ổn định khi làm việc thì trưởng phòng tài chính – kế toán là vị trí không bị giảm biên chế. Thậm chí cả khi thay đổi lãnh đạo cao nhất trong ban giám đốc, trưởng phòng kế toán – tài chính cũ vẫn tiếp tục được trọng dụng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Điều gì hình thành nên một trưởng phòng tài chính trong doanh nghiệp?
Đây là những nét tiêu biểu nhất trong 1001 sự thật về trưởng phòng tài chính - kế toán mà HRchannels muốn chia sẻ cho cả những nhân viên, chuyên viên và ứng viên đang muốn phấn đấu lên vị trí này.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet