maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Mô Tả Công Việc

10 điểm khác nhau giữa FMCG và F&B

10 điểm khác nhau giữa FMCG và F&B

FMCG là lĩnh vực kinh doanh gần gũi và quen thuộc trong đời sống thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Thậm chí nhiều người còn cho rằng FMCG cũng là F&B. Để hiểu rõ hơn về lĩnh vực này các bạn hãy cùng HRchannels tìm hiểu xem FMCG là gì và 10 điểm khác nhau giữa FMCG và F&B qua bài viết sau đây nhé!

Việc làm kinh doanh mới nhấtXem thêm: Tìm kiếm Việc làm FMCG lương cao tại HRchannels.com

FMCG là gì?

FMCG là viết tắt của Fast Moving Consumer Goods, có nghĩa là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Thuật ngữ này được dùng để chỉ các mặt hàng được sản xuất dành cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người. Đó là những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống con người như: thực phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ dùng cá nhân hàng ngày, đồ gia dụng, sản phẩm tẩy rửa,…

Đặc điểm của các sản phẩm FMCG là chúng thường được sản xuất với số lượng lớn, sức tiêu dùng lớn, giá bán các mặt hàng tương đối thấp, lợi nhuận từng sản phẩm thấp, hạn sử dụng ngắn và được sản xuất với quy mô lớn. Nhà sản xuất không bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng mà phân phối sản phẩm qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ hay các siêu thị.


Xem thêm: FMCG là gì? Các loại hình công việc trong FMCG?

Sự cạnh tranh trong ngành FMCG vô cùng gay gắt bởi vì các mặt hàng FMCG rất đa dạng về ngành hàng, mỗi ngành hàng lại có rất nhiều sản phẩm khác nhau với nhiều nhãn hàng khác nhau. Các doanh nghiệp FMCG đa phần là những doanh nghiệp nổi tiếng trên khắp thế giới và được nhiều người biết đến như P&G, Unilever, Nestle, Coca-Cola, Johnson & Johnson,… Hàng hóa của những doanh nghiệp này có mặt trên khắp hệ thống bán lẻ toàn thế giới, trong các siêu thị cũng như chuỗi bán lẻ. 

Với đặc tính là một ngành sản xuất các loại hàng tiêu dùng nhanh, các doanh nghiệp FMCG mang đến rất nhiều cơ hội việc làm. Ngoài ra các doanh nghiệp FMCG cũng đẩy mạnh việc tạo dựng niềm tin với khách hàng, thúc đẩy mối quan hệ lâu dài và gia tăng sự trung thành của khách hàng với sản phẩm của họ.


>>>> Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên kinh doanh trong ngành FMCG

F&B là gì?

F&B là viết tắt của Food & Beverage, được hiểu đơn giản là ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trong ngành F&B đối tượng tham gia là các doanh nghiệp, cá nhân giữ vai trò sản xuất, chế biến và chuyển thức ăn, đồ uống đến trực tiếp cho người tiêu dùng. Các đối tượng kinh doanh trong lĩnh vực này được phân thành 3 loại. Một là B2B bao gồm các nhà hàng, khách sạn, quán ăn,…, hoạt động dựa trên việc cung cấp thức ăn, đồ uống cho người tiêu dùng. Hai là B2C, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu dùng cho việc chế biến các loại đồ ăn thức uống. Ba là các cá nhân, đơn vị cung cấp dịch vụ giao hàng.

So với các ngành kinh doanh khác thì ngành F&B có những điểm đặc trưng nhất định:

- Thứ nhất, các sản phẩm của ngành F&B có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là nếu chất lượng sản phẩm F&B không tốt sẽ ảnh hưởng đến thể chất và nhiều khía cạnh khác của người tiêu dùng. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp F&B.


Xem thêm: Việc làm ngành FMCG và xu hướng tuyển dụng lớn tại Việt Nam hiện nay

Những việc làm hấp dẫn

HSE Manager (FMCG)

Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng Môi trường/Xử lý chất thải , Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , An toàn lao động

Area Sales Manager (FMCG)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Kinh doanh / Bán hàng

Area Sales Manager (FMCG)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Bán hàng Tiêu dùng nhanh, Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Bán hàng (Khác)

Brand Marketing (FMCG)

Hà nội, Hồ Chí Minh, Bắc Ninh Tiếp thị/ Thương hiệu , Thương Mại Điện Tử

IT Manager (FMCG)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm

- Thứ hai, sản phẩm của ngành F&B chịu tác động rất lớn của văn hóa địa phương. Trong thực tế văn hóa địa phương có tác động rất lớn đến nhận thức của người tiêu dùng về các loại đồ ăn thức uống tại địa phương đó.

- Thứ ba, sản phẩm F&B có tính thời vụ và thời điểm cao. Mặc dù nhu cầu ăn uống luôn tồn tại, tuy nhiên vẫn có một số doanh nghiệp F&B chịu ảnh hưởng lớn về tính thời vụ và thời điểm. Ví dụ, nhu cầu thịt heo thường tăng cao vào dịp tết, hoặc là các cửa hàng ăn uống thường đông khách vào ngày cuối tuần.

Một doanh nghiệp F&B thành công cần hiểu rõ những đặc trưng của ngành để có định hướng kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất.


>>>>> Có thể bạn quan tâm: F&B là gì? Tất tần tật về Ngành F&B

10 điểm khác nhau giữa FMCG và F&B

Có không ít người cho rằng FMCG và F&B là một. Nhưng thực tế không phải như vậy. FMCG và F&B là hai ngành khác nhau, mặc dù cả hai ngành có chung mục đích là đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của con người.

Sau đây là 10 điểm khác nhau giữa FMCG và F&B mà bạn nên biết để phân biệt được hai ngành này:

1- Sản phẩm của FMCG là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chăm sóc sức khỏe,…, còn sản phẩm của F&B là đồ ăn, thức uống.

2- Đối tượng khách hàng của FMCG là các đại lý, cửa hàng, còn F&B là người tiêu dùng.

3- FMCG phân phối hàng hóa các kênh bán hàng như đại lý, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, còn F&B bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

4- FMCG là một ngành cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho con người, còn F&B là một loại hình dịch vụ ăn uống.

5- Để bán được hàng, doanh nghiệp FMCG cần có một hệ thống bán hàng được tổ chức bài bản với đội ngũ nhân viên sale chuyên nghiệp. Trong khi đó thái độ, phong cách làm việc của đầu bếp, nhân viên phục vụ là yếu tố đảm bảo chất lượng và sự ổn định của sản phẩm F&B.

6- Sản phẩm FMCG được sản xuất với số lượng lớn, còn sản phẩm F&B được sản xuất theo đúng nhu cầu của khách hàng, khách hàng đặt bao nhiêu làm bấy nhiêu.

7- Các sản phẩm FMCG không chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ hay thời điểm như các sản phẩm F&B.

8- Sản phẩm FMCG có phạm vi phân phối rộng, nhiều mặt hàng được phân phối trên toàn thế giới. Trong khi đó sản phẩm F&B sẽ chỉ được cung cấp trong phạm vi nhà hàng, quán ăn.

9- Sản phẩm FMCG được đóng gói chuyên nghiệp và có thời hạn sử dụng nhất định, còn sản phẩm F&B cần được sử dụng ngay.

10- Doanh nghiệp FMCG là những doanh nghiệp có quy mô lớn và nổi tiếng khắp thế giới, còn đối tượng kinh doanh lĩnh vực F&B có thể là những cá nhân, đơn vị nhỏ lẻ.

Trên đây là những thông tin về FMCG mà HRchannels muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin này các bạn có thể hiểu rõ FMCG là gì cũng như nhận ra điểm khác nhau giữa FMCG và F&B. Nhìn chung FMCG là lĩnh vực có mức tăng trưởng rất tốt tại nước ta. Đây cũng là lĩnh vực vẫn sinh lời và phát triển trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Vì vậy cơ hội việc làm trong lĩnh vực FMCG vô cùng hứa hẹn và có triển vọng tốt.  

Quy trình headhunter

---------------------------------------------------------

HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline:
 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.