- 420k
- 1k
- 870
Trong hành trình tham gia làm việc tại một doanh nghiệp, ngoài buổi phỏng vấn khi ứng tuyển xin việc, mỗi người lao động còn phải cần trải qua một buổi phỏng vấn thôi việc trước khi nghỉ việc và rời doanh nghiệp. Bài viết này, Ms. Uptalent sẽ tổng hợp top 10 câu hỏi quan trọng trong phỏng vấn thôi việc giúp cho nhân viên có định hướng trả lời hiệu quả nhất, tránh ảnh hưởng đến hình ảnh và quyền lợi bản thân.
MỤC LỤC:
1. Phỏng vấn thôi việc là gì?
2. Vì sao nhân viên nên tham gia phỏng vấn thôi việc?
2.1. Chia sẻ nhận định cá nhân
2.2. Khẳng định giá trị bản thân
2.3. Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với doanh nghiệp
2.4. Cơ hội cải thiện quyền lợi công việc
3. Danh sách 10 câu hỏi quan trọng trong buổi phỏng vấn thôi việc
Phỏng vấn thôi việc (Exit Interview) là một buổi trao đổi giữa doanh nghiệp sử dụng lao động và nhân viên sắp thôi việc. Thời điểm tiến hành thường là trước thời điểm nhân viên rời doanh nghiệp khoảng 01 tuần hoặc trước ngày làm việc cuối cùng.
Mục đích doanh nghiệp tiến hành phỏng vấn thôi việc là mong muốn tìm hiểu nguyên nhân nhân viên quyết định nghỉ việc, ghi nhận những trải nghiệm thực tế của nhân viên trong suốt thời gian dài làm việc, kèm theo đó là những thống nhất về bàn giao công việc, bàn giao tài sản, phúc lợi nghỉ việc…
Những nội dung thu thập được, phần lớn sẽ dùng cho hoạt động cải thiện quy trình vận hành công việc, nâng cao công tác quản lý nhân sự, giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu nhà tuyển dụng trong tương lai.
Dù thực tế, phỏng vấn thôi việc không phải là một hoạt động bắt buộc, nhân viên đã quyết định nghỉ việc rồi có thể không tham gia. Nhưng xét về lợi ích ở hiện tại và tương lai, Ms.Uptalent vẫn khuyến khích nhân viên nghỉ việc tham gia Exit Interview
Đây là cơ hội để nhân viên giải bày những cảm nhận trung thực về môi trường làm việc, về quản lý, về mối quan hệ đồng nghiệp… mà khi còn đang làm việc, họ không tiện chia sẻ. Doanh nghiệp rất coi trọng nội dung này vì đây là cơ sở để doanh nghiệp hoàn thiện, góp phần thu hút và giữ chân nhân tài tốt hơn.
Quan trọng hơn, trong những tình huống bị đồn đoán sai sự thật, nhân viên nghỉ việc sẽ có thêm một cơ hội để chứng minh sự trong sạch, chính trực của bản thân vì phỏng vấn thôi việc luôn hướng đến sự bình đẳng và minh bạch.
Đừng nghĩ rời đi là không còn liên quan gì nhau nữa, bởi lẽ, rất nhiều nhà tuyển dụng hiện nay yêu cầu ứng viên cung cấp thông tin ở nơi làm việc cũ để tham chiếu tính trung thực và năng lực làm việc của ứng viên. Việc duy trì mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũ sẽ giúp nhân viên nghỉ việc có được những lời nhận xét tốt từ họ.
Nhân tài là tài sản vô giá của doanh nghiệp, vì vậy, phỏng vấn thôi việc không hẳn chỉ là lời chia tay. Rất có thể đại diện phía doanh nghiệp sau khi hỏi lý do sẽ đưa ra nhiều đề nghị cải thiện với mong muốn nhân viên thay đổi quyết định, tiếp tục ở lại làm việc. So với việc sang nơi mới chưa biết tốt hơn hay không, chỉ biết chắc là phải bắt đầu lại từ đầu thì việc ở lại nơi làm việc cũ - quen việc, quen người, gút mắc cũng được giải quyết - vẫn là điều nên lựa chọn hơn.
Dù cho bạn có ý định ở lại hay cương quyết rời đi thì tham gia phỏng vấn thôi việc là điều nên làm. Và muốn hoàn thành buổi phỏng vấn như ý thì đây, top 10 câu hỏi mà bạn cần chuẩn bị sẵn câu trả lời chất lượng:
Câu trả lời nên dựa theo mong muốn bản thân đang kỳ vọng, và đừng quên một câu nói tri ân ở cuối câu trả lời.
Kỳ vọng được giữ lại: Tính chất công việc hiện tại khá phù hợp năng lực của tôi, đồng nghiệp cũng vui vẻ hợp tác, chỉ có điều quy trình làm việc của công ty có quá nhiều rủi ro cho nhân viên nên tôi quyết định xin nghỉ. Cám ơn anh / chị và mọi người đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành công việc suốt thời gian qua.
Quyết tâm rời đi: Tôi quyết định nghỉ việc vì đã tìm được một cơ hội công việc phù hợp hơn với mục tiêu nghề nghiệp lâu dài. Thời gian qua, rất cám ơn anh / chị và công ty đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc chuyên môn.
Câu trả lời nên hướng đến giá trị chung của cả doanh nghiệp, chứ đừng khen ngợi một ai cả vì nội bộ doanh nghiệp có nhiều vấn đề nhân viên ít nắm bắt. Đôi khi lời khen của bạn dành cho một đồng nghiệp đang làm việc tại tổ chức có thể gây rắc rối cho người đó.
Tôi rất ấn tượng văn hóa đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc của công ty, điển hình tại phòng ban chuyên môn nơi tôi công tác, các đội nhóm dù đảm nhận nhiệm vụ khác nhau nhưng khi cần thiết, tất cả đều sẵn sàng hỗ trợ nhau, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chung.
Bạn nên lựa chọn 1 – 2 vấn đề trong công việc khiến bạn cảm thấy không an tâm làm việc đến mức phải chọn cách nghỉ việc. Đây là một hướng đi đúng cho thấy bạn là một người trung thực vì nếu trả lời không có vấn đề gì thì việc bạn xin nghỉ thật bất hợp lý. Ngoài ra, nếu bạn muốn được công ty giữ lại, thì đây cũng là câu hỏi then chốt để công ty biết cần đề nghị phúc lợi gì là chuẩn nhất.
Mặc dù phạm vi công việc trong phòng ban A không có vấn đề gì nhưng sự can thiệp quá sâu của phòng ban B vào tiến trình làm việc, thậm chí có lúc chỉ là nhân viên của phòng ban B cũng có thể lớn giọng yêu cầu chúng tôi làm theo ý họ mà không cần thông qua quản lý trực tiếp của chúng tôi. Điều này khiến nhân sự cảm thấy bị coi thường, không được tôn trọng.
Nhiệm vụ công việc ngày một tăng, phúc lợi tăng ca lại xét duyệt quá khắt khe trong khi nhân viên thì “xởi lởi” cống hiến, sẵn sàng tăng ca ngoài kế hoạch khi có việc phát sinh. Điều này ít nhiều khiến nhân viên cảm thấy không được ghi nhận sự nỗ lực.
Nguồn lực ở đây được xem xét ở quy mô chung cho một vai trò nhất định, vì vậy, đừng vì những chi tiết nhỏ trong một nhiệm vụ cụ thể chưa được hỗ trợ mà bạn gạt bỏ mọi sự quan tâm của công ty nhé.
Tôi thấy công ty hỗ trợ khá đầy đủ, nhất là quản lý trực tiếp của tôi, khi có những phát sinh mới trong công việc, chỉ cần chúng tôi nhờ hỗ trợ, chị sẵn sàng tạm gác công việc hiện tại để hướng dẫn chúng tôi cách giải quyết tốt nhất.
Câu trả lời nên hướng đến những vấn đề cốt lõi giúp nhân viên mới có thể tiếp quản công việc trong thời gian sớm nhất, đồng thời giúp họ tránh được những sai sót trong giai đoạn đầu học việc.
Tôi nghĩ tôi sẽ khuyên em ấy chú trọng tham gia các khóa đào tạo nội bộ để thuần thục nhanh mọi quy trình làm việc. Thêm vào đó là việc cởi mở, tham gia giao lưu với tất cả phòng ban trong công ty khi có dịp vì tính chất công việc ở vị trí này cần có sự liên kết nhiều chuyên môn khác nhau, nên rất cần “quân sư” giàu kinh nghiệm ở các phòng ban chuyên môn tư vấn, hỗ trợ.
Hãy lựa chọn những khó khăn mà bạn đã có thể vượt qua, điều này một lần nữa sẽ khẳng định bạn là một nhân tài đích thực.
Đặc thù ngành nghề sản xuất theo mùa nên vào những lúc cao điểm, tôi phải cùng lúc giải quyết nhiều dự án, mà cái nào cũng đòi hỏi tiêu chuẩn cao và thời gian gấp. Lúc đầu thật sự rất áp lực, nhưng sau đó tôi đã biết cách linh hoạt ưu tiên nhiệm vụ, cũng đã tạo dựng được các mối quan hệ với đối tác để có thể kéo dài thêm chút thời gian khi cần thiết. Cuối cùng là việc tự mình thiết lập một bảng tính excel để theo dõi sát sao từng đầu việc đan xen, chồng chéo nhau giữa nhiều dự án nên may mắn, chưa có bất cứ sai sót nào xảy ra.
Người phỏng vấn thôi việc đang muốn đánh giá xem liệu mức độ hài lòng của bạn với công ty còn cao hay không để tính đến việc giữ chân bạn. Nếu muốn ở lại, bạn nên nêu ra tối thiểu 3 ưu điểm.
Nhiều chứ, trước hết là hệ thống phần mềm quản lý công việc mà công ty đang áp dụng đã giúp chúng tôi tiết kiệm nhiều thời gian giải quyết công việc. Thứ hai là những kinh nghiệm học hỏi từ đàn anh, đàn chị, mọi người đều rất nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ người mới.
Câu trả lời sẽ theo hai hướng:
Muốn ở lại: Thật lòng tôi cũng rất quý công ty và các anh chị em đồng nghiệp, việc gửi đơn xin nghỉ việc cũng là điều chẳng đặng đừng. Vấn đề chỉ ở chỗ phúc lợi tăng ca và sự can thiệp công việc phòng ban quá sâu từ một phòng ban khác. Những điều này đã trở thành quy định và văn hóa doanh nghiệp nên tôi nghĩ cũng khó thay đổi.
Câu trả lời sẽ bám sát lý do xin nghỉ việc của bạn
Do tính chất công việc phải làm ngoài giờ thường xuyên, lại không có lịch trình cụ thể mà phụ thuộc lượng việc mỗi ngày nên tôi nghĩ, ứng viên phù hợp cần có nhiều thời gian dành cho công việc, biết cách sử dụng các công cụ sắp xếp thời gian làm việc.
Chỉ nên nêu từ 1 – 2 đề xuất, hướng đến văn hóa doanh nghiệp.
Nhìn chung, những trải nghiệm của tôi tại công ty đều tốt, chỉ có điều ý thức vai trò của mỗi phòng ban chuyên môn có phần chênh lệch, dễ gây ra sự trịch thượng một cách vô cớ. Mong sao, văn hóa công ty có thể hướng mọi người đến sự tôn trọng lẫn nhau, hiểu rằng mỗi vị trí có vai trò riêng và đều là một phần không thể thiếu cho thành công của doanh nghiệp.
Nhìn bề ngoài, phỏng vấn thôi việc như một cuộc trao đổi, nói chuyện thân tình giữa doanh nghiệp và nhân viên thôi việc, nhưng mục đích chính vẫn muốn khai thác nguyên nhân nghỉ việc và nhận định môi trường làm việc từ nhân viên. Danh sách 10 câu hỏi phỏng vấn thôi việc và gợi ý trả lời mà Ms. Uptalent chia sẻ sẽ giúp nhân viên nghỉ việc thuận lợi hoàn thành buổi phỏng vấn thôi việc mà vẫn an tâm giữ được hình ảnh tốt đẹp với doanh nghiệp cả khi đã rời đi.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet