- 420k
- 1k
- 870
Rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng telesales để nhanh chóng tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng. Nhưng không vì vậy mà ứng tuyển telesales sẽ dễ dàng hơn những công việc khác. Nếu muốn trúng tuyển bạn phải hiểu rõ công việc telesales là gì và phải biết những mẹo nhất định khi phỏng vấn.
Sau đây Ms Uptalent sẽ chia sẻ cùng bạn đọc những câu hỏi phỏng vấn vị trí telesales phổ biến nhất và mẹo trả lời câu hỏi phỏng vấn telesales. Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết nhé.
Xem thêm >>> Việc làm Kinh doanh
Nhiều người vẫn nghĩ phỏng vấn vị trí telesale rất dễ. Bạn chỉ cần có giọng nói tốt là trúng tuyển. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Trên thực tế bạn sẽ phải đáp ứng được một số yêu cầu nhất định về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải vượt qua vòng phỏng vấn cam go để được tuyển chọn. Sau đây là những câu hỏi phỏng vấn telesales phổ biến nhất và gợi ý trả lời bạn nên tham khảo.
Các doanh nghiệp luôn muốn tuyển dụng những nhân sự có đam mê với công việc. Vì vậy bạn nên suy nghĩ kỹ lưỡng để có câu trả lời hoàn hảo cho lý do bạn chọn nghề telesales. Để có câu trả lời tốt nhất, bạn nên cân nhắc một vài yếu tố cho thấy bạn phù hợp với công việc của một telesales.
Với câu hỏi này bạn nên đưa ra một ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ câu trả lời của mình. Tuy nhiên bạn chỉ nên đề cập đến những sai lầm do vô tình mắc phải, không gây ra hệ quả gì nghiêm trọng và nhấn mạnh vào bài học bạn rút ra từ sai lầm đó.
Ví dụ, bạn kể về lần được phân công làm việc chung với một nhóm nhưng bạn lại tự làm việc một mình chứ không phối hợp cùng mọi người. Sau lần đó bạn học được bài học về sự cộng tác trong công việc.
Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có thực sự hiểu về nghề telesales và liệu bạn có phù hợp với công việc này không.
Trong câu trả lời của mình, bạn nên nói về cách bạn sẽ vận dụng các kỹ năng và kinh nghiệm của mình vào công việc nếu trúng tuyển. Hãy nói với người phỏng vấn rằng, khó khăn chính là động lực làm việc của bạn và bạn có thể giải quyết hiệu quả những điều đó bằng các kỹ năng của mình.
Đồng thời, bạn hãy kể một tình huống khó khăn bạn từng gặp, cách bạn vượt qua khó khăn đó và kết quả đạt được.
Bí kíp để trả lời câu hỏi này là hãy cố gắng liên kết những kinh nghiệm trước đây của bạn với vị trí đang ứng tuyển. Hãy tập trung nói về các hoạt động liên quan công việc để nhà tuyển dụng thấy được khả năng tổ chức và sự am hiểu của bạn với vị trí telesales.
Đây là một câu hỏi khá tế nhị. Thực tế rất ít người muốn nói về điểm yếu của mình.
Tuy nhiên, bạn cũng không thể trả lời rằng mình không có điểm yếu. Hoặc là bạn sử dụng một điểm mạnh để nói về điểm yếu của mình.
Bạn cũng không thể trả lời quá thẳng thắn. Như là “tôi không dậy sớm được nên thường đi làm trễ”.
Thay vào đó, bạn hãy nhấn mạnh rằng bạn hiểu rõ điểm yếu của bản thân. Đồng thời hãy nói rằng bạn đang nỗ lực khắc phục nó.
Với câu hỏi này bạn cần biết cách “pr” các kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và tính cách của bản thân phù hợp với công việc như thế nào.
Để làm được như vậy bạn sẽ phải nghiên cứu kỹ lưỡng mô tả công việc cũng như văn hoá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn hãy sử dụng các tình huống thực tế để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ứng viên phù hợp nhất.
Nếu không có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, bạn hãy thể hiện mình là người có đam mê với nghề telesales ra sao. Điều này sẽ giúp bạn tạo nên sự khác biệt và nổi bật hơn các ứng viên khác.
Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng hiểu biết của bạn với nghề telesales. Vì vậy hãy cho họ thấy bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa hai vai trò công việc này.
Cụ thể, mục tiêu chính của telesales là chốt giao dịch sau mỗi cuộc gọi. Còn telemarketing tập trung vào việc nâng cao nhận thức thương hiệu và thực hiện việc nghiên cứu thị trường.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Telesales là gì? Công việc, Kỹ năng và Mức lương
Bán hàng là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn nên telesales có thể gặp áp lực trong toàn bộ quá trình bán hàng. Bạn nên đề cập đến những kỹ năng, phẩm chất sẵn có của bản thân để diễn tả cho nhà tuyển dụng thấy cách thức bạn đã sử dụng chúng để vượt qua áp lực. Ví dụ như kiên trì với mục tiêu, ham học hỏi, linh hoạt, luôn hướng đến mục đích cần đạt được,...
Nhà tuyển dụng đang muốn xem bạn có đánh giá đúng các điểm mạnh của bản thân hay không. Điểm mạnh ở đây có thể là các kỹ năng hoặc kinh nghiệm phù hợp với vị trí bạn đang ứng tuyển.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy nhận thức đúng điểm mạnh của bản thân. Tuy nhiên, bạn không nên nói quá về năng lực của mình. Bạn hãy giữ sự khiêm tốn nhưng vẫn đảm bảo thể hiện được sự tự tin khi nói về các điểm mạnh của mình.
Bạn nên đề cập đến những điểm mạnh hữu ích với công việc telesales như khả năng vượt qua sự từ chối của khách hàng, sự kiên trì, khả năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian,…
Đây là câu hỏi giúp bạn thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi bị khách hàng từ chối, nếu ngay lập tức từ bỏ bạn sẽ đánh mất cơ hội giới thiệu sản phẩm tới khách hàng.
Trong trường khách hàng từ chối sản phẩm của công ty, bạn nên đồng tình với lý do họ đưa ra để làm giảm sự căng thẳng trong cuộc trò chuyện. Kế tiếp bạn hãy tìm hiểu xem điều gì khiến khách hàng không hài lòng với sản phẩm. Sau đó trình bày về các giá trị sản phẩm có thể đem lại và khéo léo dẫn dắt khách hàng để hướng đến điểm chung giữa bạn và họ.
Mặc dù nhu cầu tuyển dụng telesales gia tăng rất mạnh mẽ. Nhưng điều này không có nghĩa bạn sẽ dễ dàng trúng tuyển.
Vậy làm sao vượt qua được vòng phỏng vấn telesales? Mẹo trả lời câu hỏi phỏng vấn telesales là gì?
Sau đây là một số bí kíp trả lời câu hỏi phỏng vấn telesales bạn nên tham khảo:
Một số câu hỏi điển hình như:
- Hãy chọn một sản phẩm và gọi điện chào hàng thử cho chúng tôi?
- Nếu khách hàng liên tục dập máy sau lời chào của bạn, bạn sẽ làm gì tiếp theo?
- Nếu khách hàng phải chờ máy, bạn sẽ làm gì để họ không bực mình?
- Bạn xử trí như thế nào khi bị nhân viên lễ tân gây khó dễ?
Với loại câu hỏi này, bạn cần đưa bản thân vào tình huống giả định và tìm ra biện pháp giải quyết tối ưu nhất.
Không như các ngành nghề khác. Điều quan trọng nhất ở telesales chính là khả năng ứng biến linh hoạt.
Nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với ứng viên có tốc độ trả lời câu hỏi hoặc xử lý tình huống nhanh chóng. Vì nó thể hiện trình độ tay nghề của ứng viên. Chỉ những người có nhiều kinh nghiệm mới có thể phản xạ nhanh nhạy. Tuy nhiên bạn cũng có thể rèn luyện bằng cách nghiên cứu sâu về công việc mình ứng tuyển.
Điểm kế tiếp bạn cần lưu ý là tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực mà sẽ có các nhóm khách hàng khác nhau với những tình huống đặc thù riêng. Khi đó, để giải quyết tình huống nhanh chóng, hiệu quả bạn sẽ phải hiểu rõ sản phẩm của doanh nghiệp.
Nếu bạn chưa có đủ thông tin từ câu hỏi của người phỏng vấn, hãy đề nghị họ làm rõ. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp bạn có thêm thời gian để suy nghĩ cũng như có thêm dữ liệu để giải quyết vấn đề tốt nhất. Hơn nữa, hình ảnh một ứng viên tích cực và chủ động đặt câu hỏi cũng là một điểm cộng dành cho bạn.
Ngoài ra, khi xử lý tình huống bạn cần giải thích rõ mục đích của bạn khi làm như vậy. Đây là cơ hội tốt để bạn thể hiện khả năng phân tích của mình. Hơn nữa, nó còn giúp tăng tính thuyết phục cho phương án xử lý bạn đưa ra.
>>>> Xem thêm: Telesales cần làm gì khi bị khách hàng từ chối?
Một số câu hỏi thường gặp như:
- Bạn hiểu gì về công việc của Telesales?
- Bạn hãy chỉ ra sự khác biệt giữa B2B và B2C. Hai khái niệm này thay đổi cách bạn tiếp cận khách hàng như thế nào?
- Bạn đã từng sử dụng công nghệ Telecom nào?
- Bạn biết gì về sản phẩm của công ty chúng tôi?
Với nhóm câu hỏi này bạn cần chuẩn bị thật tốt các kiến thức liên quan. Trước tiên là kiến thức về công việc telesales, bao gồm công việc của telesales là gì, có các đặc điểm, yêu cầu nghề nghiệp ra sao và nắm vững các khái niệm cơ bản như B2B, B2C, inbound, outbound, call center, toll free, help desk,…
Kế tiếp bạn cần tìm hiểu các kiến thức có liên quan mật thiết đến telesales như sales, marketing,…
Sau cùng bạn cần tìm hiểu về sản phẩm và công ty bạn ứng tuyển. Đôi khi nhà tuyển dụng không hỏi tới vấn đề này. Nhưng bạn cần thể hiện rằng bạn có quan tâm và đã dành thời gian tìm hiểu.
Nếu câu hỏi của nhà tuyển dụng vượt quá xa phạm vi kiến thức chuyên môn bạn có, đừng ngại thừa nhận với họ. Thực tế không ai có thể am hiểu tất cả mọi thứ. Nên việc thiếu sót về kiến thức là điều có thể hiểu được.
Tuy nhiên, bạn đừng nên trả lời bằng sự im lặng mà hãy bày tỏ quan điểm cá nhân để nhà tuyển dụng hiểu thêm về con người bạn.
Một số câu hỏi thường gặp:
- Nhắc đến Telesales, nhiều khách hàng thường bày tỏ thái độ tiêu cực, chẳng hạn như nghi ngờ. Bạn nghĩ thế nào về tình trạng này?
- Bạn học được gì từ những “thương vụ” thành công nhất và thất bại của mình trong nghề telesales?
- Hãy kể về vị khách hàng khiến bạn ấn tượng cho đến bây giờ?
- Bạn thường gọi bao nhiêu cuộc điện thoại cho một khách hàng?
Nhóm câu hỏi hành vi sẽ cho nhà tuyển dụng biết được cách bạn xử lý một tình huống cụ thể trong quá khứ, cũng như quan điểm của bạn về các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp. Vì vậy, bạn cần trả lời các câu hỏi này dựa trên kinh nghiệm thực tế của mình và giải thích vì sao bạn làm như vậy.
Không giống như câu hỏi tình huống, nhóm câu hỏi hành vi được sử dụng để xác định mức độ phù hợp giữa phẩm chất, suy nghĩ, văn hóa làm việc của bạn với hướng phát triển của công ty. Tức là, sẽ không có câu trả lời đúng hay sai mà chỉ có sự phù hợp.
Với nhóm câu hỏi này, bạn cần nhấn mạnh vào sự đam mê và tâm huyết với nghề để có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng. Cho dù, người phỏng vấn có đưa ra tình huống nào, bạn cũng hãy giả định rằng mình đang làm việc trong môi trường lý tưởng nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thể hiện được sự trung thực và chân thành khi trả lời câu hỏi. Tốt nhất bạn nên vận dụng kỹ thuật kể chuyện, kết hợp với kinh nghiệm thực tế và quan điểm cá nhân để có được hiệu quả tối ưu.
Ngoài ra, bạn nên phân tích người phỏng vấn mình để có hướng trả lời phù hợp nhằm tạo thiện cảm với họ.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về telesales là gì và những câu hỏi phỏng vấn telesales phổ biến nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn thuận lợi vượt qua buổi phỏng vấn và được làm công việc bạn yêu thích. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet