- 420k
- 1k
- 870
Chuyên viên mua hàng là vị trí có vai trò quan trọng trong các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hoặc phân phối. Nếu bạn đang tham gia ứng tuyển vị trí này thì hãy tham khảo ngay 10 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên mua hàng hay nhất dưới đây để có thể thành công chinh phục nhà tuyển dụng.
Gợi ý: Công việc chính của một chuyên viên mua hàng là tìm kiếm các nhà cung cấp nguồn hàng chất lượng, uy tín, phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời làm việc với các nhà cung cấp, đàm phán, thỏa thuận và tiến hành ký kết hợp đồng mua hàng. Một chuyên viên mua hàng phải đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí mua hàng cho doanh nghiệp.
Gợi ý: Để tìm được nguồn hàng chất lượng, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, việc quan trọng nhất là phải thực hiện việc nghiên cứu. Khi nhận được yêu cầu mua hàng, tôi sẽ tiến hành phân tích, tìm hiểu thật kỹ. Sau đó dựa trên kiến thức và kinh nghiệm có được tôi sẽ rà soát các nguồn cung hàng tiềm năng. Từ danh sách các nhà cung cấp tiềm năng tôi sẽ chọn ra nhà cung cấp phù hợp nhất. Các tiêu chí giúp tôi đánh giá một nhà cung cấp bao gồm: giá cả, chất lượng hàng hóa, vị trí địa lý, khả năng cung ứng hàng hóa và phong cách làm việc của nhà cung cấp đó.
Gợi ý: Trong công việc tôi luôn chuẩn bị sẵn kế hoạch dự phòng cho những tình huống bất ngờ. Sẽ có trường hợp nhà cung cấp không đủ khả năng đáp ứng lượng hàng hóa doanh nghiệp cần hoặc chất lượng hàng hóa không đạt yêu cầu. Để chủ động trong những tình huống như thế, tôi luôn có sẵn một danh sách các nhà cung cấp tiềm năng khác, đảm bảo cung ứng kịp thời các nhu cầu hàng hóa trong doanh nghiệp.
Gợi ý: Mặc dù rất khó để xác định chính xác giá cả của các sản phẩm làm theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên để biết được giá đó có hợp lý hay không, ta có thể căn cứ vào giá các thành phần làm nên sản phẩm đó. Từ các thông tin này kèm theo thông tin về thuế và lợi nhuận dự tính, ta có thể dự đoán được giá cả hợp lý của sản phẩm đó.
>>> Xem thêm: Chuyên viên mua hàng (Purchasing Specialist) là ai?
Gợi ý: Với kinh nghiệm xử lý hàng tồn kho trước đây, tôi hiểu rõ mức độ ảnh hưởng của hàng tồn kho đối với chi phí lưu kho, bảo quản và các vấn đề về hư hỏng hay quá hạn sử dụng. Để tránh xảy ra thiệt hại do hàng tồn kho gây ra, tôi thực hiện chiến lược đặt hàng thành nhiều đợt, số lượng mỗi đợt sẽ dựa trên nhu cầu sử dụng và phân phối. Phương thức này giúp tôi quản lý hiệu quả lượng hàng tồn kho, đảm bảo cung cấp đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Gợi ý: Để giảm chi phí mua hàng, tôi đã thực hiện phương án đàm phán trên tinh thần đôi bên cùng có lợi với nhà cung cấp. Trước khi quyết định lựa chọn nhà cung cấp, tôi đều dành thời gian tìm hiểu về họ. Từ đó tôi có thể tạo nên lợi thế đàm phán khi đưa ra các điều kiện phù hợp với nhu cầu của họ. Mặt khác, tôi cũng quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp tiềm năng. Bất cứ mối quan hệ hợp tác dựa trên sự tin tưởng và thân quen nào cũng đều tạo ra lợi thế đàm phán tốt hơn.
Gợi ý: Để đảm bảo các đơn hàng được giao đúng hạn, tôi thường đặt hàng từ nhà cung cấp có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty và có uy tín tốt. Đối với các nhà cung cấp mới giao dịch lần đầu, tôi sẽ bắt đầu bằng các đơn hàng nhỏ trước khi giao dịch các đơn hàng lớn hơn. Đặc biệt, trong quá trình đàm phán tôi sẽ đặt ra các yêu cầu cụ thể về thời gian giao hàng và tình trạng hàng hóa lúc bàn giao.
Gợi ý: Tôi sẽ căn cứ vào từng thời điểm trong năm và nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà xác định số lượng và chủng loại hàng hóa cần mua. Cụ thể tôi sẽ xem xét tình hình tiêu thụ năm trước để biết được mặt hàng đó năm nay còn phổ biến hay không. Với các sản phẩm theo mùa, tôi sẽ mua theo nhiều đợt nhỏ, đảm bảo tiêu thụ nhanh nhất. Với các loại vật tư, nguyên vật liệu tôi sẽ làm việc với bộ phận sản xuất để xác định nhu cầu, sau đó tiến hành đặt mua theo từng đợt.
Gợi ý: Đối với trường hợp nhà cung cấp không tuân thủ điều khoản hợp đồng, tôi sẽ cố gắng giữ thái độ bình tĩnh để trao đổi thẳng thắn với họ. Họ sẽ phải bồi thường theo đúng thỏa thuận trên hợp đồng về những thiệt hại đã gây ra. Nếu họ vẫn tiếp tục vi phạm hợp đồng, tôi sẽ thông báo cho họ rằng, tôi sẽ làm việc với nhà cung cấp khác.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Công việc chuyên viên mua hàng gồm những gì?
Gợi ý: Đây là câu hỏi rất thường gặp khi tham gia phỏng vấn bất kỳ vị trí công việc nào. Để trả lời câu hỏi này, bạn nên dành thời gian nghiên cứu mức lương trung bình của công việc này trước khi tham gia buổi phỏng vấn. Bạn cũng có thể hỏi lại nhà tuyển dụng xem mức lương của vị trí này trong công ty của họ là bao nhiêu? Qua đó, bạn sẽ biết phải xử lý câu hỏi này như thế nào cho tốt và bạn cũng có con số cụ thể để đề xuất với nhà tuyển dụng.
Trên đây là 10 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên mua hàng hay nhất mà HRchannels đã tổng hợp lại. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm thông tin để có thể chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn vị trí chuyên viên mua hàng của mình. Chúc bạn sớm thành công tìm được công việc như mong đợi.
---------------------------------------------------------
HRchannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: www.hrchannels.com
Địa chỉ: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet