- 420k
- 1k
- 870
CFO hay Giám đốc tài chính là nhân vật “tay hòm chìa khóa”, sửa chữa và làm mới hệ thống quản trị tài chính và lên kế hoạch sử dụng ngân sách doanh nghiệp.
Ứng tuyển thành công vị trí CFO sẽ phụ thuộc vào cách bạn trả lời phỏng vấn vị trí CFO. Để “vượt vũ môn” trong cuộc vấn đáp với Giám đốc nhân sự, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây của HRchannels về Tuyển tập 10 câu hỏi phỏng vấn CFO không thể bỏ qua nhé.
Muốn trở thành một CFO thực thụ, bạn cần phải chứng minh bản thân là người có khả năng cover hết tất cả những yêu cầu công việc của một Giám đốc tài chính.
Để bước qua thành công câu hỏi trên, bạn cần trình bày những hiểu biết của bản thân về công việc của một CFO: hoạch định và phân tích chiến lược kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cho tổ chức, quản trị chuỗi cung ứng, các xu hướng kinh doanh vĩ mô, quản trị rủi ro tài chính, kiểm soát dòng tiền hiệu quả, quản lý chi phí và hiệu quả hoạt động của các kịch bản tài chính, cung ứng hệ thống thông tin ưu việt,...
Thành tựu nổi bật chính là “ngôi sao hi vọng”, giúp bạn “rinh” trọn thiện cảm của nhà tuyển dụng. Các con số tăng trưởng liên tục sẽ luôn là chiến tích đáng tự hào của một người dẫn dắt như tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ vốn lưu động, Giá trị kinh tế gia tăng, hệ số giá trên thu nhập một cổ phần, chỉ số Tổng lợi nhuận đem lại cho cổ đông,…
Gợi ý câu trả lời “ghi điểm”:
Nhận thông báo bất ngờ về đợt tuyển nhân sự mới, tôi đã lập kế hoạch dự trù ngân sách cho việc tuyển dụng nhân sự, đồng thời cân đối với các khoản chi khác trong doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp kịp thời thoát khỏi khủng hoảng, vừa có “lứa” nhân sự “chất như nước cất” lại vừa thắng lớn một dự án tầm cỡ.
>>> Xem thêm: Giám đốc tài chính Việt Nam và thế giới có điểm gì khác biệt?
Cập nhật cơ hội đầu tư sinh lãi “khủng” là một trong những nghiệp vụ của CFO. Dự án đầu tư có lợi sẽ gây ra một làn sóng cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ khiến giám đốc tài chính cần phải đề xuất kế hoạch với Ban giám đốc để nhanh chóng thắng thầu dự án.
Một dự án đầu tư là dấu hiệu cho bước nhảy vọt của doanh nghiệp. Một dự án đầu tư sinh lợi sẽ tạo ra thời cơ để doanh nghiệp phát huy điểm mạnh và tiềm lực của mình.
Gợi ý: Bạn cần phải phân tích được các điểm mạnh của dự án, đồng thời ước tính con số thực tế về vốn đầu tư, chi phí triển khai dự án và lợi nhuận thực tế, sau đó cân đối với sức khỏe tài chính và đội ngũ chất xám của doanh nghiệp. Nếu như tất cả các thông số trên đều khớp thì đây chính là thời cơ vàng rồi phải không?
Nhà tuyển dụng đang kiểm tra khả năng xử lý khủng hoảng công việc. Các thách thức mà một CFO có thể gặp phải là thâm hụt ngân sách do sự chuyển hướng đột ngột trong chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, mục tiêu kinh doanh luôn đính kèm với kiến tạo các giá trị xã hội, đạo đức nghề nghiệp và lợi ích của cộng đồng,…
Mẹo trả lời cho phương án đối mặt với khó khăn là bạn hãy đưa ra một phương châm lý tưởng của một CFO là “Đừng để nợ xấu tăng nhanh hơn thu nhập”, hãy luôn dự trù các phương án xử lý khủng hoảng bằng đầu óc chiến lược tuyệt vời của một CFO “đủ tâm đủ tầm”. Đồng thời, CFO cần phải thận trọng đưa ra quyết định khi là người đứng giữa doanh nghiệp và khách hàng, làm sao để hoạt động tài chính minh bạch nhất mà vẫn không làm phương hại đến các giá trị cộng đồng.
Sai lầm trong quá trình làm việc của CFO là điều không thể tránh khỏi và cần được bạn thẳng thắn thừa nhận. Suy cho cùng, sai lầm mà các CFO thường gặp phải là do sự bế tắc từ chính trong thâm tâm của một người làm công tác quản trị dòng tiền, là lúc quên đi giá trị mà doanh nghiệp thực sự hướng tới phải giải quyết các vấn đề xã hội.
Đồng thời, nhiều CFO trong thời đại mới lại luôn quên đi nhiệm vụ tạo dựng mối quan hệ với các cổ đông, khách hàng, nhà đầu tư lớn,... dẫn đến đôi khi tự dồn mình vào thế bí và dẫn tới những khủng hoảng, bế tắc trong công việc.
Mách nhỏ: Bạn cần tỏ thái độ lạc quan và chủ động trong việc thừa nhận lỗi sai và nhấn mạnh những điều bạn học được từ lỗi sai đó.
Gợi ý: Bạn tập trung “đặc tả”, phân tích những con số mà quên đi giao tiếp hiệu quả với các ngân hàng, cổ đông, khách hàng,... để highlight hình ảnh và cơ hội tạo ra một môi trường minh bạch.
Đối ngoại tưởng như phận sự của ban truyền thông, tuy nhiên, nếu giao tiếp giỏi, bạn có thể có được nhiều sự trợ giúp đắc lực trong việc xây dựng một doanh nghiệp minh bạch về tài chính, thuế quan,... và một hệ thống thông tin đắc lực.
Việc làm CFO gắn liền với các báo cáo tài chính và biểu đồ tăng trưởng, đòi hỏi phân tích dữ liệu phức tạp,... Vì thế, CFO cần áp dụng thành công công nghệ trí tuệ nhân tạo AI trong việc loại bỏ lỗ hổng an ninh, lập ngân sách doanh nghiệp,...
Để câu trả lời trở nên hoàn hảo, bạn cần highlight phần mềm hoặc ứng dụng kiên tạo bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kết quả kinh doanh,...
Một kịch bản khác cho một câu trả lời hoàn hảo có thể là: "Vốn đầu tư bất kể khi nào cũng cần để sẵn sàng một dự án mới, khởi động một bước tiến mới. Chính vì vậy, tôi đã áp dụng điện toán đám mây để chạy ứng dụng tài chính thuận lợi hơn để kêu gọi đầu tư từ cộng đồng doanh nhân. Đồng thời, công nghệ trí tuệ nhân tạo AI cũng góp phần đẩy mạnh hình thức ký hợp đồng điện tử và phát giác những con số tài chính thiếu minh bạch".
CFO là đối tác thân thiết của CEO – Giám đốc điều hành, lập trình kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn nhằm tạo sự chủ động trong công việc và lường trước rủi ro cho chính ông chủ của mình
Gợi ý: Bạn cần thể hiện tinh thần không ngại góp ý cho ông chủ của mình và cũng khéo léo không tạo ra sự bất đồng quan điểm trong một tình huống cụ thể như trường hợp CEO đưa ra quyết định tài chính mang tính rủi ro,
CFO cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với các cổ đông. Cổ đông là một phần quan trọng với sự thành bại của CEO và doanh nghiệp. Chính vì vậy, để hỗ trợ tốt nhất cho ông chủ của mình, CFO cần tạo mối quan hệ thân thiết với các cổ đông như một “phương án dự phòng” cho những rủi ro cùng những bước tiến của doanh nghiệp sau này.
Chính vì vậy, bạn hãy cân nhắc câu trả lời phù hợp để ghi điểm tối đa nhé. Nếu có thể, bạn đề cập tới nghệ thuật thu phục lòng người và tạo dựng mối quan hệ
Một CFO thành công khi trở thành người lãnh đạo sáng suốt của Phòng Tài chính – Kế toán, là người thầy mẫn cán, là người bạn đồng hành xuyên suốt.
Bạn sẽ được hội đồng tuyển dụng “gật gù” nếu ba từ nhân viên mô tả về bạn là “lạc quan, trách nhiệm, sáng tạo”. Đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn hoàn toàn là chỗ dựa vững chắc cho phòng ban và doanh nghiệp, là tấm gương sáng cho họ noi theo.
Báo cáo tài chính là “việc cơm bữa” của CFO. Bởi thế, bạn hãy trả lời đầy tự tin vì đây là sở trường của mình. Các chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính CFO cần làm sáng lên là doanh thu, lợi nhuận trước thuế tính theo phần trăm doanh thu, bình quân số ngày tồn kho, dự báo dòng tiền,… cùng các số liệu quan trọng về tình hình kinh doanh như tiến độ triển khai mục tiêu, dự toán ngân sách và nguồn lực cùng chỉ số minh bạch trong quá trình vận hành dòng tiền ra vào doanh nghiệp.
Để lập một báo cáo tài chính, CFO cần đạt tới cảnh giới cao siêu về khía cạnh báo cáo kết quả kinh doanh, các khoản nợ và bảng cân đối kế toán.
Trên đây là cẩm nang 10 câu hỏi phỏng vấn CFO – Giám đốc tài chính doanh nghiệp. Hi vọng bài viết trên của HRchannels sẽ cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết hữu ích xung quanh việc tuyển dụng CFO – Giám đốc tài chính – vị trí nhân sự cấp cao trong doanh nghiệp.
Nếu bạn đọc có bất cứ chia sẻ, góp ý hay câu hỏi nào trong quá trình ứng tuyển CFO thì hãy liên hệ trực tiếp tới số hotline của HRchannels – Công ty giải pháp nhân sự cấp cao để nhận được những tư vấn hữu ích trên con đường thăng quan tiến chức của chính mình nhé.
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet