- 420k
- 1k
- 870
Để làm rõ hơn chủ đề “Audit là gì?”, trong bài viết hôm nay Ms Uptalent sẽ chia sẻ cùng bạn đọc 07 loại Audit phổ biến nhất. Các bạn hãy cùng theo dõi để biết đó là những loại Audit nào nhé.
MỤC LỤC:
1- Kiểm toán tài sản
2- Kiểm toán môi trường
3- Kiểm toán tuân thủ
4- Kiểm toán chất lượng
5- Kiểm toán hệ thống thông tin
6- Kiểm toán nội bộ
7- Kiểm toán tài chính
>>> Xem thêm: Việc làm Kiểm toán
Kiểm toán tài sản là việc kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các khoản mục tài sản trên báo cáo tài chính của một công ty.
Mục tiêu của kiểm toán tài sản là đánh giá tính đầy đủ và hiệu quả quá trình kiểm soát nội bộ đối với các tài sản của doanh nghiệp. Nếu các tài sản được ghi nhận chính xác, bảng cân đối tài chính cũng chính xác, từ đó có thể đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động ổn định.
Trong trường hợp các khoản mục tài sản không được ghi nhận chính xác có thể mang tới ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp. Hơn nữa, điều này còn có thể gây ra tình trạng mất mát, hao hụt tài sản ngoài tầm kiểm soát.
Bản chất của kiểm toán tài sản chính là xác nhận xem tài sản đó có tồn tại hay không, tình trạng tài sản hiện như thế nào, tuổi thọ của tài sản và vòng đời của tài sản. Đồng thời, nó cũng đảm bảo việc khấu hao tài sản được thực hiện đúng quy định và các mục tiêu của doanh nghiệp.
Về cơ bản, việc kiểm toán tài sản cố định sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
- Quản lý khấu hao tài sản hiệu quả nhằm giúp phân bổ chi phí liên quan đến tài sản một cách hợp lý.
- Loại bỏ tài sản ma. Tài sản ma là những khoản mục được liệt kê trong danh sách tài sản nhưng trên thực tế lại không hề tồn tại. Nếu để khoản mục này trong báo cáo có thể gây hại cho doanh nghiệp.
- Đảm bảo sự tuân thủ các quy định về quản lý tài sản. Nếu để xảy ra việc vi phạm quy định, doanh nghiệp có thể phải chịu một khoản tiền phạt lớn.
Kiểm toán tài sản có thể bao gồm các khoản mục như đất đai, tòa nhà trụ sở, thiết bị cố định sử dụng trong văn phòng, phương tiện đi lại, chi phí xây dựng cơ bản, vốn hóa chi phí,…
Công tác kiểm toán tài sản sẽ do kế toán tài sản hoặc kiểm toán viên độc lập thực hiện.
Kiểm toán môi trường là khái niệm khá rộng. Ý nghĩa của nó sẽ thay đổi tùy theo quy định của từng quốc gia, tổ chức, mục đích thực hiện hay đối tượng cần kiểm toán.
Hiện tại không có định nghĩa thống nhất về kiểm toán môi trường. Tuy nhiên, mọi người thường sử dụng định nghĩa của ICC (Phòng Thương mại quốc tế) khi nhắc đến vấn đề này.
Định nghĩa Environmental Audit theo ICC như sau:
“Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm việc đánh giá một cách hệ thống, lập tài liệu định kỳ và theo đối tượng để xác định công tác tổ chức, quản lý và công cụ về môi trường đạt kết quả như thế nào nhằm đảm bảo an toàn về môi trường. Kiểm toán môi trường nhằm:
- Làm thuận tiện công tác giám sát quản lý môi trường trong thực tế;
- Đánh giá sự tuân thủ đối với các quy định về môi trường.”
Mục đích kiểm toán môi trường hướng đến là bảo vệ môi trường, sức khoẻ và đảm bảo an toàn trong quá trình lao động. Đồng thời, nó cũng giúp doanh nghiệp giám sát, quản lý các vấn đề môi trường và đảm bảo sự tuân thủ các quy định liên quan.
Hiện tại, kiểm toán môi trường được chia thành các loại sau:
- Kiểm toán sự tuân thủ.
- Kiểm toán đánh giá trách nhiệm.
- Kiểm toán chuyên biệt.
Kiểm toán môi trường về các yêu cầu liên quan đến nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, nước thải, khí thải, năng lượng sản xuất,…
>>> Bạn có thể xem thêm: Audit là gì? Tất tần tật về Audit – Kiểm toán
Kiểm toán tuân thủ được hiểu là hoạt động kiểm toán một đối tượng cụ thể nào đó về phương diện tuân thủ các quy tắc, yêu cầu và tiêu chuẩn do chính phủ quy định.
Nói cách khác, chính phủ sẽ đặt ra các yêu cầu và thuê kiểm toán viên để thực hiện đánh giá xem các đơn vị, tổ chức có tuân thủ các yêu cầu đó hay không.
Mục tiêu của loại hình kiểm toán này là xác định xem tổ chức có tuân thủ luật pháp, quy định, quy tắc, các điều khoản hợp đồng hay thỏa thuận tài trợ hay không. Theo quy định của AICPA, kiểm toán tuân thủ thường được thực hiện cùng với kiểm toán tài chính.
Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) sẽ gửi kiểm toán viên nội bộ hoặc thuê công ty kiểm toán độc lập để đánh giá xem nhà máy của doanh nghiệp có thực hiện đúng các hướng dẫn về xử lý chất thải hay không. Nhiệm vụ của kiểm toán viên là đánh giá và lập báo cáo về những gì họ phát hiện được.
Quality Audit là hoạt động nhằm đánh giá hiệu quả, sự tuân thủ của tổ chức đối với các vấn đề liên quan đến chất lượng công việc. Thông qua việc kiểm toán, doanh nghiệp sẽ có các bằng chứng khách quan nhất để đánh giá và tìm ra phương án cải thiện chất lượng công việc.
Kiểm toán chất lượng được thực hiện bởi các chuyên gia nên kết quả kiểm toán có mức độ tin cậy rất cao. Điều này giúp nó trở thành công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp đảm bảo các nguồn lực, quy trình hoạt động luôn vận hành hiệu quả và tuân thủ nghiêm các quy định, tiêu chuẩn về chất lượng.
Bằng cách thực hiện Quality Audit, doanh nghiệp có thể giữ cho quy trình hoạt động và sản phẩm của mình luôn đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng. Đồng thời, nó cũng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tăng cường tính khách quan, mức độ tin cậy đối với các thông tin, dữ liệu khác.
Kiểm toán chất lượng có thể là việc kiểm tra, đánh giá chất lượng nhà cung cấp nhằm đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ công ty đặt mua sẽ đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng. Công tác kiểm toán sẽ giúp kết quả đánh giá trở nên khách quan, đáng tin cậy hơn và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bộ phận Audit gồm những ai? Vai trò, chức năng của bộ phận Audit
Kiểm toán hệ thống thông tin là hoạt động kiểm toán nhằm đánh giá các biện pháp quản lý, kiểm soát cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp.
Loại hình kiểm toán này hướng đến mục tiêu xác định xem hệ thống quản lý của doanh nghiệp có đang bảo vệ an toàn cho các tài sản, dữ liệu một cách hiệu quả, trọn vẹn hay không.
Doanh nghiệp có thể nhận được nhiều lợi ích to lớn khi thực hiện việc kiểm toán công nghệ thông tin, như là:
- Xác định cơ hội và rủi ro.
- Đánh giá, điều chỉnh, lên chiến lược và tiến hành cải thiện các thủ tục kinh doanh.
Thông thường, doanh nghiệp có thể thực hiện cuộc kiểm toán này một cách độc lập hoặc triển khai cùng với quá trình kiểm toán tài chính hay kiểm toán nội bộ.
Quá trình kiểm toán hệ thống thông tin luôn rất phức tạp. Bởi vậy, chỉ những kiểm toán viên có chứng chỉ CISA mới đủ điều kiện thực hiện loại kiểm toán này.
Kiểm toán hệ thống thông tin có thể tập trung vào việc kiểm tra các quy trình công nghệ thông tin, một số mảng cụ thể của doanh nghiệp hoặc các quyền riêng tư về kiểm soát, sử dụng dữ liệu.
Internal Audit là hoạt động đánh giá, kiểm tra quy trình kiểm soát nội bộ, vấn đề tuân thủ pháp luật và việc quản lý, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.
Kiểm toán nội bộ được thực hiện bởi những chuyên gia trong nội bộ doanh nghiệp. Mặc dù những cá nhân này là một thành viên trong doanh nghiệp nhưng họ bắt buộc đảm bảo sự độc lập với những hoạt động mà họ thực hiện kiểm toán.
Bằng cách thực hiện hiệu quả quy trình kiểm toán nội bộ mà doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác các nguy cơ rủi ro và tìm ra biện pháp khả thi giúp cải thiện hiệu suất hoạt động.
Kết quả kiểm toán nội bộ sẽ được gửi đến ban lãnh đạo, hội đồng quản trị hoặc ủy ban kiểm toán của doanh nghiệp. Từ đó các cơ quan này sẽ nắm được thực trạng hoạt động và có định hướng phát triển doanh nghiệp phù hợp.
Mặc dù kiểm toán nội bộ có thể mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng nó không thể thay thế kết quả kiểm toán theo các tiêu chuẩn được chấp thuận rộng rãi. Lúc này, nhiệm vụ của kiểm toán viên nội bộ là phải phối hợp với kiểm toán viên độc lập trong suốt quá trình kiểm toán.
Kiểm toán nội bộ có thể là việc đánh giá quy trình sản xuất hàng ngày nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát nghiêm ngặt. Hoặc kiểm toán hiệu quả hoạt động của quy trình tuyển dụng nhân sự được thực hiện định kỳ vào cuối năm.
>>> Bạn có thể tham khảo: Vượt qua dễ dàng với bộ câu hỏi phỏng vấn về kiểm toán
Kiểm toán tài chính là việc kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính hợp lý của báo cáo tài chính và xem xét xem báo cáo tài chính có được lập theo các tiêu chí hiện hành hay không. Hình thức kiểm toán này còn được gọi là kiểm toán báo cáo tài chính.
Thông thường, tiêu chí để xem xét báo cáo tài chính là chuẩn mực kế toán. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng có thể thực hiện kiểm toán tài chính dựa trên cơ sở tiền mặt hoặc các cơ sở kế toán phù hợp với doanh nghiệp.
Để đưa ra ý kiến đánh giá sau cùng về việc báo cáo tài chính có được trung thực, hợp lý hay không, kiểm toán viên sẽ phải thu thập các bằng chứng liên quan nhằm xác định báo cáo có tồn tại những sai sót trọng yếu hay các sai sót khác hay không.
Việc đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính có được trình bày trung thực, hợp lý hay không chỉ ở mức độ tương đối chứ không phải tuyệt đối. Theo đó, kiểm toán viên sẽ dựa trên những yếu tố trọng yếu để kết luận mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo.
Nhìn chung, mục đích hàng đầu của kiểm toán tài chính là cung cấp một cuộc kiểm tra độc lập, khách quan đối với báo cáo tài chính. Qua đó, báo cáo tài chính trở nên đáng tin cậy hơn với các bên liên quan, giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư và làm giảm chi phí vốn của đối tượng lập báo cáo tài chính.
Thông thường, việc kiểm toán tài chính sẽ cần thiết khi doanh nghiệp muốn tìm kiếm nhà đầu tư bên ngoài, nguồn tài chính mở rộng hoặc mua bán, sáp nhập. Khi đó, ý kiến đánh giá của kiểm toán viên sẽ trở thành căn cứ quan trọng để các bên liên quan đưa ra quyết định.
Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kiểm toán tài chính khi cần được duyệt một khoản vay hay định mức tín dụng với ngân hàng. Đây là yêu cầu bắt buộc mà các ngân hàng đặt ra cho bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào muốn được vay vốn hay cấp hạn mức tín dụng.
Mong rằng những thông tin về 07 loại Audit phổ biến nhất trong bài viết này của Ms Uptalent đã giúp bạn hiểu đầy đủ hơn Audit là gì. Bạn đừng quên theo dõi Uptalent để cập nhật được nhiều kiến thức bổ ích khác nhé. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet