- 420k
- 1k
- 870
Ngày nay, các doanh nghiệp rất cần dựa vào dữ liệu để đưa ra các quyết định kinh doanh. Điều này đã khiến Data Analyst trở thành công việc vô cùng tiềm năng và hấp dẫn.
Trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu một số thông tin hữu ích về công việc, yêu cầu, mức lương và cơ hội việc làm của Data Analyst. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
MỤC LỤC:
1- Data Analyst là ai?
2- Công việc Data Analyst phải làm
3- Mức thu nhập của Data Analyst
4- Yêu cầu đối với Data Analyst
4.1- Kiến thức, chuyên môn
4.2- Kỹ năng cứng
4.3- Kỹ năng mềm
4.4- Phẩm chất
4.5- Yêu cầu khác
5- Cơ hội việc làm Data Analyst
>>> Xem thêm: Việc làm Data Analyst
Data Analyst là người làm công việc thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu nhằm chắt lọc ra những thông tin hữu ích phục vụ cho việc ra quyết định trong doanh nghiệp. Vị trí này còn được biết đến với tên gọi chuyên viên phân tích.
Hiện nay, vai trò của Data Analyst ngày càng quan trọng hơn với doanh nghiệp thuộc hầu hết mọi lĩnh vực. Dựa trên báo cáo của họ, doanh nghiệp có thể nhận diện vấn đề một cách khách quan, toàn diện và có những quyết định đúng đắn hơn.
Data Analyst thường phải làm những công việc chính sau:
Thu thập toàn bộ các thông tin về khách hàng, thị trường, công ty đối thủ từ các nguồn khác nhau là công việc đầu tiên của một chuyên gia phân tích.
Khối lượng dữ liệu họ phải thu thập rất lớn và ở có thể ở dạng chữ hoặc là các con số. Nhiệm vụ của họ là phải thu thập đúng loại dữ liệu cần thiết. Ví dụ, một dự án yêu cầu phải có dữ liệu số thì họ sẽ phải làm đúng như vậy.
Những dữ liệu thu thập được không thể sử dụng ngay lập tức. Data Analyst sẽ phải tiến hành xử lý để chắt lọc ra những thông tin cần thiết. Sau đó họ sẽ sử dụng các công cụ thống kê như SOL, SPSS hay STATA để đưa ra các con số tương ứng cho từng vấn đề.
Data Analyst sẽ vận dụng khả năng tư duy và kỹ năng hình ảnh hóa của mình để biến đổi những con số thành hình ảnh hoặc biểu đồ trực quan.
Họ có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như Bi Tool để nâng cao hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là họ phải xác định được những con số thực sự quan trọng để đưa vào báo cáo.
>>> Bạn có thể xem thêm: Business Analyst là gì? Tìm hiểu nghề BA
Các báo cáo do Data Analyst lập ra sẽ được gửi đến nhà quản lý doanh nghiệp. Dựa vào những báo cáo này, lãnh đạo doanh nghiệp có thể nhận diện chính xác thực trạng và những vấn đề cần giải quyết. Đồng thời, thông qua các con số trên báo cáo, họ cũng dễ dàng xác định hướng đi phù hợp trong tương lai.
Đôi khi các báo cáo của Data Analyst chưa đủ cơ sở để lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định. Vì vậy, họ sẽ phải tiến hành chỉnh sửa, bổ sung thêm các thông tin cần thiết.
Theo kết quả khảo sát, mức lương trung bình của Data Analyst hiện vào khoảng 16 triệu/tháng. Mức lương này chưa bao gồm thưởng và các khoản phụ cấp khác.
Với những chuyên viên phân tích có nhiều kinh nghiệm và làm việc tại các công ty lớn thì mức lương còn cao hơn nữa.
Nhìn chung, mức lương của Data Analyst hiện đang cao so với mặt bằng chung. Ngay cả những người chưa có nhiều kinh nghiệm cũng có thể nhận được mức lương rất tốt.
Để trở thành một Data Analyst bạn cần có bằng cử nhân các chuyên ngành như Khoa học máy tính, Quản trị thông tin, Công nghệ thông tin, Thống kê, Market Research, Toán học,...
Đồng thời, bạn cũng phải nắm vững những kiến thức ngành cơ bản sau đây:
- Thứ nhất, bạn cần am hiểu sâu các kiến thức về lập trình, toán học và thống kê để có thể thực hiện công việc phân tích dữ liệu một cách hiệu quả. Hơn nữa, việc thành thạo kiến thức còn giúp bạn tự tin chinh phục nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.
- Thứ hai, bạn phải có hiểu biết cơ bản về lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp. Nói cách khác, bạn phải hiểu đầy đủ về những yếu tố cả bên trong và bên ngoài có thể tác động đến quá trình kinh doanh của công ty.
Ví dụ, bạn cần am hiểu về kỹ thuật xây dựng khi chịu trách nhiệm phân tích dữ liệu cho một công ty xây dựng. Hoặc là bạn phải am hiểu về thương mại điện tử nếu công ty có kinh doanh trực tuyến.
>>> Bạn có thể quan tâm: Data Engineer là gì? Tìm hiểu về nghề kỹ thuật dữ liệu
Data Analyst sẽ phải thành thạo các kỹ năng cứng sau đây:
Kỹ năng trích xuất và xử lý dữ liệu
Hai kỹ năng trích xuất dữ liệu (Data Preparation) và xử lý dữ liệu (Data Cleaning) có liên quan tới khoảng 80% lượng công việc của một Data Analyst.
Thông thường, chuyên gia phân tích dữ liệu sẽ phải trích xuất dữ liệu từ một hay rất nhiều nguồn khác nhau. Họ cũng phải chuẩn bị thật tốt cho việc phân tích dữ liệu và đảm bảo các dữ liệu bị thiếu hay không nhất quán được xử lý hiệu quả nhằm đạt được kết quả phân tích tối ưu.
Kỹ năng Data Analysis và Data Exploration
Data Analysis là kỹ năng phân tích cơ bản mà bất cứ Data Analyst nào cũng phải thành thạo. Trong khi đó, Data Exploration được xem là một hình thức phân tích dữ liệu.
Khi nói đến kỹ năng phân tích dữ liệu bạn có thể hiểu là việc chuyển đổi một vấn đề hoặc nhu cầu nào đó thành dữ liệu. Từ kết quả phân tích, bạn sẽ đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp cho vấn đề đó.
Với Data Exploration, bạn cần nhanh nhạy nắm bắt các xu hướng hay các mối quan hệ về dữ liệu có thể mang lại giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp. Cụ thể, bạn sẽ phải quan sát kỹ và tiến hành phân tích dữ liệu nhằm giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro và giảm chi phí.
Kỹ năng tạo Dashboard và báo cáo
Data Analyst không làm việc một mình mà còn phải hợp tác cùng các bộ phận khác. Bởi vậy, bạn cần biết cách tạo Dashboard để tất cả mọi người đều có thể tiếp cận dữ liệu, bất kể họ có hiểu biết chuyên môn hay không.
Thông thường, Dashboard và báo cáo sẽ bao gồm các biểu đồ và bảng biểu đơn giản được lập theo ngày. Hoặc nó cũng có thể là những bảng biểu lớn, số liệu phức tạp với rất nhiều thông tin và được cập nhật một cách tự động.
Kỹ năng lập trình
Data Analyst không cần phải thành thạo kỹ năng lập trình như một lập trình viên chuyên nghiệp. Thay vào đó, bạn chỉ cần am hiểu cơ bản về Oracle, SQL và Python.
Ngoài ra, bạn cũng không cần phải siêu giỏi toán học. Tuy nhiên, bạn phải hiểu được ý nghĩa, tác dụng của mỗi công thức.
Kỹ năng thiết kế báo cáo
Thành thạo kỹ năng này sẽ giúp Data Analyst biết cách trình bày kết quả nghiên cứu sao cho trực quan, dễ hiểu và dễ so sánh hơn.
Để nâng cao kỹ năng thiết kế báo cáo bạn sẽ phải tự tìm hiểu và học hỏi về các công cụ thiết kế. Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng nâng cao kỹ năng thiết kế báo cáo của mình một cách hiệu quả.
>>> Bạn có thể tham khảo: Con đường trở thành một Data Engineer giỏi
Các kỹ năng mềm cần thiết ở Data Analyst gồm có:
Kỹ năng phân tích
Với một Data Analyst thì đây là kỹ năng quan trọng nhất. Chỉ khi thực sự thành thạo kỹ năng phân tích họ mới có thể tìm được ý nghĩa ẩn sau những con số, dữ liệu khô khan và giúp doanh nghiệp hiểu được nguồn gốc vấn đề để xử lý.
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
Nhiệm vụ của Data Analyst không chỉ là phân tích, xử lý dữ liệu. Ngoài những điều này, họ phải giúp người khác hiểu được kết quả các báo cáo.
Muốn được như vậy, họ cần giỏi giao tiếp và có khả năng thuyết trình tốt. Điều này đảm bảo ngay cả những người không có chuyên môn cũng hiểu được ý nghĩa của các con số trong báo cáo.
Kỹ năng quản lý, sắp xếp
Khối lượng công việc Data Analyst phải thực hiện rất lớn. Nó có thể bao gồm nhiều bước, nhiều giai đoạn khác nhau.
Vì vậy, bạn phải thành thạo kỹ năng quản lý, sắp xếp công việc nhằm đảm bảo mọi việc luôn theo đúng tiến độ, lịch trình chung.
Kỹ năng quan sát
Trước khi tiến hành phân tích hay đưa ra kết luận về bất cứ vấn đề gì, Data Analyst đều phải quan sát thật kỹ lưỡng. Điều này giúp họ hiểu đầy đủ và toàn diện về các hành vi, tình trạng thực tế. Từ đó, họ có thể cung cấp những kết quả báo cáo chính xác nhất.
Những phẩm chất quan trọng ở Data Analyst gồm có:
Khả năng tập trung cao
Công việc phân tích dữ liệu đòi hỏi sự tập trung rất lớn để không xảy ra sai sót. Đồng thời, điều này cũng đảm bảo kết quả luôn chính xác, mang lại hiệu quả thực tiễn cho doanh nghiệp.
Thích làm việc với các con số và máy tính
Khi phải làm việc thường xuyên cùng máy tính và các con số rất dễ khiến bạn cảm thấy buồn chán, mệt mỏi. Bởi vậy, chỉ khi bạn thực sự yêu thích được làm việc cùng chúng thì mọi thứ mới trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.
Luôn thận trọng và chú ý chi tiết
Sự thận trọng và chú ý từng chi tiết nhỏ có thể giúp bạn hạn chế những sai sót trong quá trình phân tích dữ liệu. Hơn nữa, những phát hiện trọng yếu cũng thường đến từ việc chú ý từng chi tiết nhỏ nhất.
Ngoài những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nêu trên thì bạn cũng cần đáp ứng được một số yếu tố khác nếu muốn trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu giỏi. Chẳng hạn như:
Đề cao tính bảo mật
Những thông tin, dữ liệu mà Data Analyst thường xử lý đều là những thứ rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Vì vậy, bạn cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trong bảo mật thông tin, tuyệt đối không chia sẻ thông tin với bên thứ ba khi chưa được sự cho phép.
Biết cách kể chuyện bằng các con số
Không phải ai cũng có thể hiểu hết giá trị đằng sau những con số trong việc giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định.
Vì vậy, Data Analyst phải thực sự hiểu sâu về chúng và có thể giải thích, trình bày các số liệu nghiên cứu một cách rõ ràng, dễ hiểu. Từ đó, nhà quản lý có thể thấy được sự hữu ích cùng những giá trị mà chúng mang lại.
Ngày nay, các doanh nghiệp rất cần đến dữ liệu để đưa ra các định hướng, quyết định trong quá trình kinh doanh.
Khi xem qua sơ đồ hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp bạn sẽ nhận thấy vai trò của Data Analyst luôn xuất hiện bên cạnh các vị trí quan trọng khác.
Nói cách khác, bất cứ doanh nghiệp nào cần sử dụng đến dữ liệu đều phải nhờ vào Data Analyst để xử lý những thông tin ban đầu thành các con số có ý nghĩa.
Chính vì vậy, nhu cầu đối với nhân lực có chuyên môn phân tích dữ liệu hiện ngày càng tăng và cơ hội việc làm Data Analyst cũng mở rộng hơn trước rất nhiều. Trong đó, nhu cầu chuyên viên phân tích đặc biệt cao trong một số ngành nghề như:
- Tài chính, ngân hàng.
- Phát triển mạng xã hội hoặc phần mềm.
- Truyền thông, marketing.
- Tư vấn tài chính, bảo hiểm.
- Startup chuyên về công nghệ, viễn thông.
- Các ngành về hóa học và điều chế như: hóa học, hóa mỹ phẩm,…
- Sản xuất và lắp ráp.
- Giáo dục.
Hy vọng những chia sẻ của Ms Uptalent trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Data Analyst và biết phải đáp ứng được những điều gì để theo đuổi công việc này. Chúc bạn thành công!
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet