- 420k
- 1k
- 870
Sự phát triển của digital marketing đã làm thay đổi mạnh mẽ cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng tạo ra nhiều vị trí việc làm mới trong ngành Digital Marketing như: SEO Leader. Trong bài viết này, Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc khám phá mô tả công việc vị trí SEO Leader – một trong những vị trí công việc khá hot và mới mẻ hiện nay.
MỤC LỤC:
SEO Leader là vị trí gì?
Vai trò của SEO Leader
Mô tả công việc chi tiết vị trí SEO Leader
Các kỹ năng cần thiết của SEO Leader
Làm sao để trở thành SEO Leader?
>>> Xem thêm: Việc làm SEO
SEO Leader là vị trí chịu trách nhiệm lãnh đạo đội ngũ SEOer của một công ty. Trách nhiệm chính của vị trí này là đưa ra kế hoạch và quy trình thực hiện các dự án SEO top của công ty hoặc khách hàng.
Về bản chất, SEO Leader chính là các chuyên viên chiến lược marketing online. Họ hiểu rõ việc đưa từ khóa lên top có tác dụng ra sao đối với hoạt động kinh doanh và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Không phải bạn muốn đẩy từ khóa nào cũng được. Đồng thời bạn còn phải hiểu vì sao lại đẩy từ khóa đó mà không phải từ khác.
Trong doanh nghiệp vị trí SEO Leader nắm giữ bốn vai trò quan trọng sau:
+ Thứ nhất, thực hiện nghiên cứu để xác định đối tượng và mục tiêu cần đạt được. Điều này rất quan trọng vì nó đảm bảo các từ khóa và chiến lược được thiết kế phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
+ Thứ hai, xem xét vấn đề một cách toàn diện để lập ra chiến lược SEO tối ưu. Từ đó có thể tìm kiếm đúng thông tin khách hàng và hỗ trợ việc chuyển đổi người truy cập website thành người mua hàng.
+ Thứ ba, đưa ra định hướng content phù hợp để thu hút đúng đối tượng khách hàng truy cập vào website.
+ Thứ tư, đo lường hiệu quả các chiến dịch và tìm xem có thể cải thiện những điểm nào.
Nhìn chung SEO Leader sẽ phải dựa trên nhu cầu của khách hàng và các dự đoán để triển khai các dự án SEO nhằm đưa trang web của doanh nghiệp leo lên top đầu trên bảng xếp hạng của Google.
>>>> Xem thêm: Team Leader là gì? Tất tần tật thông tin về Trưởng nhóm
Vị trí SEO Leader sẽ phải đảm nhận những công việc khá phức tạp. Nhưng đổi lại họ sẽ nhận được những “trái ngọt” tương xứng. Nếu bạn muốn theo đuổi vị trí này thì hãy tham khảo mô tả công việc chi tiết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Những công việc điển hình mà vị trí SEO Leader thường phải làm gồm có:
Trước khi thực hiện dự án, SEO Leader cần xác định rõ mục tiêu cần đạt được là gì. Chẳng hạn như tăng thứ hạng, tăng lượng truy cập, doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi,… Các mục tiêu này sẽ giúp các SEOer biết phải hướng đến điều gì và phấn đấu để đạt được.
Để có một đội ngũ SEO hoàn chỉnh SEO Leader sẽ phải thực hiện rất nhiều việc, bao gồm: xây dựng sơ đồ nhân sự, KPI và lựa chọn, đào tạo nhân sự. Mọi thứ không chỉ đơn giản là tập hợp vài SEOer có kinh nghiệm là được.
SEO Leader sẽ phải lên kế hoạch cụ thể cho cả ngắn và dài hạn. Từ đó họ mới có thể xác định các mục tiêu cụ thể và phân công công việc hiệu quả cho từng người, từng nhóm.
Chịu trách nhiệm lập báo cáo công việc với các chỉ tiêu quan trọng như mục tiêu doanh thu, lượt truy cập, tỷ lệ % top, tốc độ index,…
Theo dõi và quản lý tiến độ, chi phí cũng như quá trình thực hiện dự án để biết được tình hình dự án và có những điều chỉnh cần thiết nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, SEO Leader cũng có trách nhiệm giám sát các SEOer, đảm bảo họ tuân thủ đúng quy trình và kế hoạch đã vạch ra.
Bên cạnh việc chỉ đạo, giám sát công việc của các SEOer, SEO Leader còn có trách nhiệm tạo động lực và thúc đẩy tinh thần làm việc cho họ. Ví dụ như SEO Leader có thể thường xuyên hỏi han, dành sự quan tâm cho các SEOer hoặc là có các chế độ khen thưởng phù hợp để động viên, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên. Cho dù chỉ là những cử chỉ xã giao nhỏ bé, đơn giản nhưng có thể rút ngắn khoảng cách giữa SEO Leader và nhân viên cũng như tạo nên môi trường làm việc cởi mở, thoải mái hơn.
Để đảm đương tốt vai trò của SEO Leader, bạn cần có các kỹ năng cần thiết sau:
Có tầm nhìn chiến lược tốt sẽ giúp bạn xây dựng được các mục tiêu, kế hoạch SEO phù hợp trong dài hạn và phù hợp với mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.
Để biến các chiến lược SEO thành kết quả cụ thể SEO Leader cần nắm vững các phương pháp SEO Onpage, Offpage và kỹ thuật.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực SEO (Search Engine Optimization)
Khi làm về SEO, content thực sự rất quan trọng. Vì vậy, SEO Leader cần biết cách kết hợp hiệu quả giữa kỹ thuật SEO và content để đạt được kết quả tối ưu.
Mặc dù một số công ty lớn sẽ có đội ngũ chuyên phân tích insight (xu hướng và hành vi của người dùng). Nhưng bạn vẫn nên trang bị cho mình khả năng phân tích kết quả và các dữ liệu liên quan để có thể tìm ra insight của khách hàng. Đồng thời kết quả từ việc phân tích còn cho phép bạn điều chỉnh quá trình SEO trở nên tối ưu hơn.
Tuy rằng SEO Leader không phải là những chuyên gia về thương hiệu, nhưng hiểu biết về quản lý thương hiệu sẽ giúp bạn xây dựng content và quy trình SEO hiệu quả hơn.
SEO Leader sẽ phải làm việc với đội nhóm và các bên liên quan khác. Vì vậy, bạn cần có kỹ năng quản lý để có thể phân công công việc, phân bổ tài nguyên và tạo động lực cho nhân viên cũng như phối hợp hiệu quả trong công việc với các bộ phận khác trong công ty.
Để trở thành một SEO Leader bạn cần đáp ứng được các tiêu chí sau:
Có thể thấy rằng, trước khi trở thành SEO Leader, bạn sẽ phải là một SEOer. Do đó, để thăng tiến lên vị trí này bạn cần trải qua 1 – 2 năm làm việc tại vị trí SEO.
Để làm một SEO Leader bạn cần thỏa mãn được các yêu cầu tối thiểu sau:
Thứ nhất, tự tin. Đây là điều rất quan trọng và bắt buộc phải có. Sự tự tin sẽ giúp bạn giải quyết công việc thuận lợi, suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất. Tự tin đồng nghĩa với bạn đã thành công một nửa.
Thứ hai, chuyên môn vững chắc. Có chuyên môn bạn mới hiểu đúng bản chất của công việc, nắm bắt được năng lực của các SEOer, thu hút được các SEOer giỏi vào team. Đồng thời có chuyên môn vững vàng còn giúp bạn lập kế hoạch và quản lý, phát triển kế hoạch tốt hơn.
Thứ ba, giỏi giao tiếp. Kỹ năng này rất cần thiết với vị trí SEO Leader. Bởi vì nó sẽ giúp bạn nắm bắt tâm lý người đối diện tốt hơn nên có thể giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người. Giỏi giao tiếp cũng giúp bạn tạo được bầu không khí trò chuyện dễ chịu giữa các thành viên trong nhóm và giúp bạn ngoại giao hiệu quả hơn.
Thứ tư, có tinh thần trách nhiệm. Là một leader bạn sẽ là người chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của dự án. Vì vậy bạn cần có tinh thần không từ bỏ và không được đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
Thứ năm, xử lý tình huống tốt. Mặc dù các dự án đều có kế hoạch thực hiện cụ thể nhưng không thể hoàn toàn tránh khỏi những tình huống xấu xảy ra bất ngờ. Ví dụ như thiếu chi phí, nhân sự đột nhiên nghỉ việc, thiếu key, bị đối thủ chơi xấu, mâu thuẫn giữa các thành viên,… Là người lãnh đạo nhóm, bạn sẽ phải tính toán phương án dự phòng cho những tình huống xấu có thể xảy ra để xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến dự án.
Một tiêu chí quan trọng khác bạn cần đáp ứng được nếu muốn trở thành SEO Leader đó là bạn phải có thành tích nhất định về SEO. Chẳng hạn như bạn đã có một vài dự án đẩy từ khóa thành công hoặc bạn đã có chiến lược, kế hoạch SEO hiệu quả giúp gia tăng doanh số cho công ty.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được mô tả công việc vị trí SEO Leader. Nếu bạn yêu thích công việc thú vị này thì hãy xem xét các tiêu chí cần có của một SEO Leader và rèn luyện những kỹ năng cần thiết để trở thành một SEO Leader giỏi trong tương lai. Chúc bạn thành công!
>>>>Bạn xem thêm: Tìm hiểu tất tần tật về vị trí Copywriter
------------------------------------
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet