maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
Nhân Sự - Con Người

Người quản lý là gì? 9 yếu tố cần thiết trở thành quản lý xuất sắc

Người quản lý là gì? 9 yếu tố cần thiết trở thành quản lý xuất sắc

Vai trò của người quản lý là điều không thể tách rời khỏi quá trình hoạt động và phát triển vững mạnh của một tổ chức, doanh nghiệp.

Vậy người quản lý là gì? Vai trò, nhiệm vụ của họ như thế nào? Để trở thành quản lý phải đáp ứng được những yêu cầu nào? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu tất cả những điều này qua bài viết sau đây của Ms Uptalent nhé!

MỤC LỤC:
1- Người quản lý là gì?
2- Vai trò của người quản lý

   2.1- Trung gian kết nối
   2.2- Đảm bảo tiến độ, kết quả công việc
   2.3- Tuyển dụng, đào tạo nhân viên
   2.4- Kiểm tra, đánh giá kết quả công việc
   2.5- Quản lý ngân sách
   2.6- Ra quyết định

3- Nhiệm vụ của người quản lý
4- Những yếu tố cần có ở người quản lý

   4.1- Có trình độ chuyên môn vững vàng
   4.2- Khả năng ngoại giao, đàm phán tốt
   4.3- Năng lực lãnh đạo
   4.4- Quyết đoán và dám gánh vác kết quả các quyết định đã đưa ra
   4.5- Có tầm nhìn xa rộng
   4.6- Khả năng thích ứng nhanh chóng
   4.7- Cẩn thẩn, tỉ mỉ và luôn nỗ lực hết mình trong công việc
   4.8- Yêu thích việc học
   4.9- Có đạo đức

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm Quản lý tại HRchannels

1- Người quản lý là gì? 

Người quản lý có thể là một người, một nhóm người giữ quyền đứng đầu trong một nhóm, tổ chức hay doanh nghiệp. Họ thường làm những công việc như lên kế hoạch, tổ chức công việc, điều hành, kiểm soát và lãnh đạo nhân viên cấp dưới trong quyền hạn được giao.

Bên cạnh việc kiểm soát, điều khiển các hoạt động trong một nhóm, một tổ chức, họ còn phải chịu trách nhiệm về tất cả những kết quả hành động, công việc của nhân viên do mình quản lý và đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu chung.

2- Vai trò của người quản lý 

Vị trí quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong các tổ chức, doanh nghiệp. Nhờ có sự hiện diện của họ mà mọi hoạt động trong tổ chức có thể diễn ra theo mục đích, định hướng, quy trình cụ thể nhằm từng bước tiến tới thành công.

Về cơ bản thì người quản lý có những vai trò chính sau:

2.1- Trung gian kết nối 

Người giữ vị trí quản lý đóng vai trò của một trung gian kết nối các mối quan hệ giữa ban lãnh đạo với đội ngũ nhân viên và giữa khách hàng với doanh nghiệp. 

Trong nội bộ doanh nghiệp, họ là người tiếp nhận thông tin, yêu cầu từ quản lý cấp cao hơn và truyền tải lại cho nhân viên dưới quyền. Đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát kết quả công việc của nhân viên và kịp thời báo cáo lại cho quản lý cấp trên.

Những việc làm hấp dẫn

QA Manager (Chinese, Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

Branch Manager (Logistics)

Đà nẵng Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Warehouse Manager (Garment)

Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kho vận, Sản Xuất

QA Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Marketing Manager (Education)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Trong mối quan hệ với khách hàng, họ có trách nhiệm đại diện cho doanh nghiệp trong các buổi gặp gỡ, đàm phán và giới thiệu, tư vấn sản phẩm, dịch vụ. Cùng với đó, họ cũng là người tiếp nhận những khiếu nại, phản hồi từ khách hàng và cung cấp lại cho các bộ phận liên quan.

Người quản lý

>>> Bạn có thể tham khảo: Top 10 câu hỏi phỏng vấn vị trí quản lý và câu trả lời hay

2.2- Đảm bảo tiến độ, kết quả công việc 

Quản lý có trách nhiệm tổ chức, phân công công việc cho nhân viên hợp lý và phải đảm bảo theo sát mọi hoạt động nhằm giữ cho tiến độ công việc chung luôn đúng như kế hoạch đã thiết lập. Có như vậy họ mới đảm bảo hiệu quả công việc tập thể luôn được tối ưu.

2.3- Tuyển dụng, đào tạo nhân viên 

Quản lý là người trực tiếp tham gia vào công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên cấp dưới. Họ sẽ phải lựa chọn những nhân sự thực sự phù hợp với bộ phận mình phụ trách và không ngừng huấn luyện, đào tạo nhân viên nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của từng vị trí.

2.4- Kiểm tra, đánh giá kết quả công việc 

Định kỳ, quản lý có trách nhiệm kiểm tra và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Mục đích hàng đầu của việc này là nhằm đảm bảo hiệu suất làm việc luôn tối ưu và giúp phát huy toàn bộ năng lực của mỗi nhân viên trong công ty.

2.5- Quản lý ngân sách 

Mỗi bộ phận trong công ty thường được cấp một khoản ngân sách theo từng tháng, từng năm. Nhiệm vụ của quản lý là phải đảm bảo việc chi tiêu ngân sách đúng quy định, hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.

2.6- Ra quyết định 

Tùy thuộc vào vai trò, quyền hạn được giao mà mỗi quản lý sẽ có quyền đưa ra quyết định về một hay nhiều vấn đề cụ thể. Phạm vi trách nhiệm ra sao còn phụ thuộc vào cơ cấu bộ máy vận hành của từng doanh nghiệp, tổ chức.

Nhiệm vụ người quản lý

3- Nhiệm vụ của người quản lý 

Mỗi doanh nghiệp, tổ chức sẽ có yêu cầu riêng với từng vị trí quản lý. Đồng thời, họ cũng quy định rõ các nhiệm vụ công việc mà mỗi một quản lý phải đảm nhận.

Dưới đây là một số nhiệm vụ cơ bản mà quản lý thường phải thực hiện:

- Lên kế hoạch, chương trình cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của công ty, tổ chức.

- Tham gia quá trình xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động của doanh nghiệp.

- Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp, thúc đẩy tính kết nối, tinh thần tập thể trong đội ngũ nhân viên nhằm đảm bảo kết quả công việc luôn tối ưu.

- Dự đoán các tình huống bất lợi, nguy cơ rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa, hạn chế các thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

- Tổ chức các chương trình, hoạt động cần thiết nhằm hiện thực hóa các kế hoạch, mục tiêu đã thiết lập.

- Động viên, khích lệ nhân viên để họ có động lực hoàn thành công việc được giao và có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.

- Theo dõi toàn bộ các hoạt động, chương trình đang diễn ra nhằm nắm bắt sát tình hình và có những điều chỉnh cần thiết để ngăn chặn những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra.

- Kiểm tra, đánh giá năng lực, hiệu quả làm việc của từng nhân viên để kịp thời có những phương án điều chỉnh cho phù hợp, khoa học nhất.

- Đo lường kết quả công việc của cả nhóm bằng các con số rõ ràng, cụ thể.

- Khen thưởng nhân viên làm tốt và xử lý khéo léo, hợp tình, hợp lý những nhân viên vi phạm quy định.

Vai trò của người quản lý

>>> Bạn có thể quan tâm: Vai trò, chức năng, ví dụ và hướng đi trở thành nhà quản lý thành công

4- Những yếu tố cần có ở người quản lý 

Để trở thành một quản lý chuyên nghiệp, giỏi giang, bạn cần đáp ứng được các yếu tố quan trọng sau:

4.1- Có trình độ chuyên môn vững vàng 

Một quản lý giỏi cần nắm vững nền tảng kiến thức chuyên môn sâu rộng. Quan trọng hơn là họ phải có năng lực chuyên môn phù hợp với vai trò đang phụ trách. Từ đó, họ sẽ nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ nhân viên và có thể phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp.

4.2- Khả năng ngoại giao, đàm phán tốt 

Vị trí quản lý đòi hỏi bạn phải tiếp xúc, làm việc cùng nhiều đối tượng khác nhau cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, bạn cần có khả năng giao tiếp tốt, luôn cư xử đúng mực nhằm tạo sự thoải mái cho những người làm việc cùng bạn.

Hơn nữa, việc giao tiếp tốt còn giúp bạn truyền đạt các ý tưởng hiệu quả hơn và công tác đàm phán cũng dễ dàng nhận được các kết quả tốt.

4.3- Năng lực lãnh đạo 

Khả năng lãnh đạo là yếu tố bắt buộc phải có ở người quản lý. Bạn nên biết rằng, việc lãnh đạo không chỉ đơn giản là giao việc cho nhân viên và ép buộc họ phải làm theo các suy nghĩ cá nhân của riêng bạn. 

Bên cạnh đó, bạn còn phải học cách lắng nghe, quan sát và thấu hiểu nhân viên cấp dưới. Hãy tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên trong nhóm có thể liên kết chặt chẽ với nhau. 

Những quản lý có năng lực lãnh đạo xuất chúng luôn nhận được sự tín nhiệm từ nhân viên. Từ đó, họ sẽ có thêm tự tin, tính quyết đoán khi cần đưa ra các quyết định quan trọng.

Yếu tố có ở người quản lý

4.4- Quyết đoán và dám gánh vác kết quả các quyết định đã đưa ra 

Một quản lý giỏi không thể rụt rè, e ngại khi đứng trước việc phải đưa ra quyết định. Thay vào đó, họ có sự quyết đoán rất lớn trong từng tình huống và luôn minh bạch, rõ ràng với những quyết định đã đưa ra.

Mặt khác, sự quyết đoán, tinh thần trách nhiệm còn giúp họ luôn cản đảm thừa nhận những sai lầm, sai sót đã phạm phải.

4.5- Có tầm nhìn xa rộng 

Mục tiêu của người quản lý là phải lãnh đạo đội nhóm của mình phát triển và đạt tới thành công. Tuy nhiên, họ cần đạt tới điều này bằng những giải pháp tối ưu, phù hợp với bối cảnh hiện tại chứ không phải là những biện pháp lạc hậu, đã lỗi thời từ lâu.

Để làm được như vậy họ cần có khả năng nhìn xa trông rộng, luôn hướng tới sự phát triển trong tương lai và sẵn sàng đương đầu cùng khó khăn, thử thách. Chính sự can đảm, tầm nhìn tốt này sẽ giúp quản lý đạt được thành công vang dội.

4.6- Khả năng thích ứng nhanh chóng 

Môi trường kinh doanh không ngừng thay đổi. Điều này khiến nhà quản lý phải luôn nắm bắt nhanh tình hình thị trường và có giải pháp xử lý phù hợp.

Quan trọng hơn hết là họ phải dám chấp nhận thay đổi và thích nghi nhanh chóng với những biến động từ thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.

4.7- Cẩn thẩn, tỉ mỉ và luôn nỗ lực hết mình trong công việc 

Đảm đương vai trò quản lý không có nghĩa là bạn chỉ giao việc, rồi nhân viên muốn làm thế nào cũng được. Thay vào đó, bạn cần theo sát, hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên khi cần.

Ngoài ra, bạn cũng phải luôn cẩn thận, tỉ mỉ nhằm đảm bảo chất lượng công việc luôn tốt nhất. Nếu bạn chỉ làm cho có, qua loa, sơ sài thì lâu dần nhân viên sẽ mất niềm tin ở bạn, họ cũng không còn tin phục vào bạn nữa.

4.8- Yêu thích việc học 

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn về lĩnh vực, ngành nghề đang làm việc, người quản lý cũng phải liên tục học hỏi các kiến thức mới.

Với tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ và liên tục cải thiện năng lực cá nhân chắc chắn bạn sẽ trở thành một quản lý giỏi, chuyên nghiệp.

4.9- Có đạo đức 

Nếu chỉ có tài năng mà thiếu đạo đức bạn cũng không thể đảm đương vai trò của một quản lý hoặc bạn có thể bị sa thải nhanh chóng.

Bạn cần biết rằng, chỉ những quản lý vừa có tài năng vừa có đạo đức mới có thể nhận được sự yêu mến, tin tưởng từ nhân viên. Từ đó, con đường sự nghiệp của bạn mới trở nên vững vàng và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Như vậy, Ms Uptalent vừa chia sẻ cùng bạn những thông tin cơ bản nhất về người quản lý. Hy vọng sau bài viết bạn có thể hiểu đầy đủ vai trò, nhiệm vụ cũng như các yêu cầu cần có ở một quản lý chuyên nghiệp. Chúc bạn luôn thành công và tìm được nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.