maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
KIẾN THỨC

Lãnh đạo là gì? Tố chất, vai trò, phong cách của người lãnh đạo giỏi

Lãnh đạo là gì? Tố chất, vai trò, phong cách của người lãnh đạo giỏi

Khi nói đến “lãnh đạo” chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến những nhà chính trị, CEO hay một người trưởng nhóm nào đó. Vậy lãnh đạo là gì? Người lãnh đạo là ai? Các tố chất, vai trò, phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay là gì? Hãy cùng Ms Uptalent khám phá một số thông tin về lãnh đạo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

MỤC LỤC:
1- Lãnh đạo là gì?
2- Người lãnh đạo là ai?
3- Tố chất lãnh đạo là gì?
4- Vai trò của lãnh đạo
5- Các phong cách lãnh đạo phổ biến
6- Những người lãnh đạo nổi tiếng
7- Lãnh đạo là bẩm sinh hay rèn luyện?
8- Phân biệt lãnh đạo và quản lý
9- Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Tuyển dụng nhân sự cấp cao>>> Xem thêm: Việc làm lương cao

1- Lãnh đạo là gì? 

Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa lãnh đạo là gì. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đơn giản lãnh đạo là quá trình tác động đến con người để họ tự nguyện nỗ lực hết mình hoàn thành các mục tiêu chung của một nhóm, một tổ chức hay doanh nghiệp.

Quá trình lãnh đạo được thực hiện bởi một người hoặc một nhóm người. Và người hoặc nhóm người lãnh đạo này giữ vai trò chủ yếu trong việc dẫn dắt, định hướng, động viên, hỗ trợ nhân viên chứ không phải đứng phía sau để thúc giục họ làm việc.

2- Người lãnh đạo là ai?  

Người lãnh đạo được hiểu là người có năng lực điều hành, quản lý và chỉ đạo công việc cho một nhóm hoặc một tổ chức nhằm đạt tới các mục tiêu đã xác định từ trước.

Người lãnh đạo thường thực hiện các công việc như lên kế hoạch, định hướng công việc, ra quyết định và thúc đẩy các thành viên trong nhóm hay nhân viên cấp dưới làm việc một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, người lãnh đạo còn phải chú ý đến lời nói, hành động của họ để có thể trở thành tấm gương tốt cho người khác noi theo.

Để làm tốt vai trò lãnh đạo, bạn sẽ phải thành thạo kỹ năng quản lý, giao tiếp, giải quyết vấn đề, xây dựng tinh thần làm việc trong nhóm và phải nắm bắt nhanh nhạy tình hình thị trường.

Một điểm quan trọng khác là, người lãnh đạo không đơn thuần là người chịu trách nhiệm định hướng, dẫn dắt mọi người hoàn thành mục tiêu mà họ còn biểu hiện cho phong cách quản lý cũng như văn hoá nội bộ của tổ chức, doanh nghiệp.

3- Tố chất lãnh đạo là gì? 

Những việc làm hấp dẫn

QA Manager (Chinese, Electronics)

Bắc Giang, Bắc Ninh Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

Branch Manager (Logistics)

Đà nẵng Quản lý điều hành , Vận Chuyển/Giao Nhận, Sales Logistic

Warehouse Manager (Garment)

Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Kho vận, Sản Xuất

QA Manager (Garment)

Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , QA/QC

Marketing Manager (Education)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Giáo dục/Đào tạo/Thư viện , Quảng cáo/Khuyến mãi/PR, Tiếp thị/ Thương hiệu

Tố chất lãnh đạo bao gồm những nét đặc trưng riêng về phẩm chất cá nhân của nhà lãnh đạo. Điều này tạo nên phong thái riêng cho nhà lãnh đạo thành công.

Mỗi nhà lãnh đạo sẽ có những tố chất riêng. Trong đó, có những tố chất mà người lãnh đạo giỏi nào cũng cần có, như là:

+ Sự nhạy cảm: Hay còn được biết đến là chỉ số EQ cao. Với người lãnh đạo, EQ cao sẽ giúp họ dễ dàng nhận ra tâm tư, nguyện vọng của nhân viên, thậm chí còn có thể hiểu được chính xác suy nghĩ của mỗi người.

+ Chính trực: Đây được xem là tố chất mà nhà lãnh đạo nào cũng phải có. Bằng sự chính trực, nhà lãnh đạo sẽ luôn hành động một cách công tâm, từ đó xây dựng nên sự đoàn kết trong đội ngũ nhân viên và nhận được sự tôn trọng từ người khác.

+ Nghị lực: Nhà lãnh đạo là người dẫn đầu. Họ luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách để chèo chống đội nhóm hay tổ chức của mình ngày càng vươn xa hơn và vượt qua những sóng gió, biến động.

+ Sự tự tin: Tự tin vào bản thân giúp nhà lãnh đạo luôn giữ được bình tĩnh và có những quyết định đúng đắn trong mọi tình huống. 

+ Thông minh: Một nhà lãnh đạo giỏi thường có trí thông minh vượt trội hơn những người khác. Sự thông minh thể hiện từ trong cách nghĩ, tầm nhìn và cách họ dùng người.

Lãnh đạo là gì

>>> Bạn có thể xem thêm: Leader là gì? Trở thành một Leader xuất sắc cần những gì?

4- Vai trò của lãnh đạo 

Vai trò của lãnh đạo thể hiện ở những điểm sau:

4.1- Xây dựng chiến lược

Nhà lãnh đạo cần vận dụng các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để dự đoán trước các tình huống có thể phát sinh. Đồng thời, họ cũng có những định hướng, kế hoạch cụ thể để nắm bắt tốt nhất các cơ hội và đương đầu với những khó khăn có thể xảy ra.

4.2- Kiến tạo nguồn năng lượng cho cá nhân và cho cả tập thể

Với tầm nhìn xa rộng, năng lực định hướng và khả năng động viên của nhà lãnh đạo mà đội ngũ nhân viên có thêm năng lượng, động lực để làm việc hiệu quả và vượt qua mọi khó khăn.

Chưa kể, bằng việc động viên, khích lệ nhân viên, người lãnh đạo có thể giúp họ khai thác tối đa tiềm năng của mình và mang đến hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.

Nếu được làm việc cùng người lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng, nhân viên trong công ty sẽ càng có thêm động lực phát triển, từ đó hiệu suất làm việc được cải thiện và doanh nghiệp thu được nhiều thành quả to lớn hơn.

4.3- Kiểm tra, kiểm soát hiệu quả bộ máy hoạt động của doanh nghiệp

Bên cạnh việc định hướng, xây dựng niềm tin với đội ngũ nhân viên thì nhà lãnh đạo cũng cần kiểm soát chặt chẽ quy trình, tiến độ công việc để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh.

Hơn nữa, kiểm soát quy trình làm việc còn là giải pháp hữu hiệu để nhà lãnh đạo tìm ra những lỗi sai hay các vấn đề tiêu cực đang tồn tại trong bộ máy tổ chức để nhanh chóng xử lý, tránh gây ra tổn hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Tố chất của lãnh đạo

>>> Bạn có thể quan tâm: Thế nào là cái tâm của người lãnh đạo?

5- Các phong cách lãnh đạo phổ biến 

Hiện tại, có 8 phong cách lãnh đạo phổ biến nhất đang được áp dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp. Cụ thể:

5.1- Phong cách lãnh đạo chuyên quyền

Đặc trưng của phong cách lãnh đạo chuyên quyền là các quyết định được đưa ra mà không cần tham khảo ý kiến từ nhân viên hay bất cứ người nào.

Phong cách này phù hợp trong những môi trường làm việc mà đại đa số nhân viên không có nhiều kinh nghiệm làm việc hoặc yêu cầu phải có sự giám sát chặt chẽ.

5.2- Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến và người lãnh đạo phải có chính kiến riêng để có quyết định sau cùng.

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo này là khiến nhân viên cảm thấy được tôn trọng. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến lại gây tốn kém khá nhiều thời gian.

5.3- Phong cách lãnh đạo uỷ quyền

Phong cách lãnh đạo uỷ quyền hướng đến việc trao quyền cho nhân viên và giảm thiểu sự giám sát của nhà lãnh đạo. Doanh nghiệp áp dụng phong cách lãnh đạo này có thể tạo ra môi trường làm việc rất thoải mái cho nhân viên.

5.4- Phong cách lãnh đạo huấn luyện viên

Phong cách lãnh đạo huấn luyện viên tập trung vào việc phát huy điểm mạnh của nhân viên, thúc đẩy phát triển cách tư duy và các kỹ năng mới.

5.5- Phong cách lãnh đạo chuyển đổi

Trong phong cách lãnh đạo chuyển đổi, nhà lãnh đạo sẽ tập trung truyền cảm hứng và khích lệ đội ngũ nhân viên liên tục đổi mới bản thân, từ đó tạo nên những chuyển biến mới cho doanh nghiệp và mang đến thành công trong tương lai.

Phong cách lãnh đạo này mang đến cho nhân viên cơ hội tốt để học hỏi, sáng tạo, phát triển bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

Phong cách lãnh đạo

>>> Bạn có thể tham khảo: 8 cách để trở thành nhà lãnh đạo thành công

5.6- Phong cách lãnh đạo giao dịch

Phong cách lãnh đạo giao dịch tập trung vào việc xây dựng các chính sách thúc đẩy năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên cũng như các chính sách khen thưởng phù hợp khi nhân viên hoàn thành KPI.

5.7- Phong cách lãnh đạo quan liêu 

Đặc trưng của phong cách lãnh quan liêu là vẫn trưng cầu ý kiến của nhân viên nhưng một khi phát sinh mâu thuẫn với chính sách chung thì những ý kiến từ nhân viên sẽ bị loại bỏ.

Phong cách lãnh đạo này rất hiệu quả trong các tổ chức về tài chính, chăm sóc sức khỏe, cơ quan chính phủ.

5.8- Phong cách lãnh đạo Pacesetter

Phong cách lãnh đạo Pacesetter đặc biệt quan tâm đến hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên. Nhà lãnh đạo sẽ đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể và nhân viên có trách nhiệm thực thi theo các chuẩn mực đó nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra.

6- Những người lãnh đạo nổi tiếng 

Trên thế giới có rất nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng. Những bài học từ họ luôn là nguồn động viên quý giá dành cho nhiều người.

Sau đây là 10 nhà lãnh đạo nổi tiếng với những bài học giá trị bạn có thể tham khảo:

6.1- David Packard

David Packard là một trong những người đồng sáng lập của tập đoàn công nghệ thông tin Hewlett Packard (HP).

Ông từng nói rằng: “Một công ty không chỉ có trách nhiệm kiếm nhiều tiền cho các cổ đông. Chúng ta phải có trách nhiệm đối với nhân viên của mình, phải nhìn nhận giá trị của họ như một con người”.

Ông chưa bao giờ muốn trở thành một phần của Câu lạc bộ CEO. Ông luôn khẳng định mình chỉ là một thành viên của HP.

Với tư tưởng khác biệt, ông đã xây dựng thành công và khiến nền văn hoá không ngừng cống hiến trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Người lãnh đạo nổi tiếng

>>> Tham khảo thêm: Thế nào là cái tâm và tầm của người lãnh đạo trong doanh nghiệp

6.2- Katharine Graham

Katharine Graham là CEO của Washington Post. Bà được mệnh danh là huyền thoại của ngành truyền thông.

Năm 1963, Katharine Graham tiếp quản Washington Post. Bà đã đưa tờ báo bên bờ vực phá sản trỗi dậy thành công và trở thành một trong những tập đoàn truyền thông hàng đầu của Mỹ.

6.3- William McKnight

William McKnight được biết đến là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc của tập đoàn 3M.

Ông bắt đầu từ vị trí nhân viên kế toán, sau đó lên CEO và trở thành chủ tịch HĐQT. Thành công của ông là đã giúp 3M xây dựng nên một mô hình công ty có khả năng thúc đẩy sự sáng tạo nhưng vẫn tôn trọng tính kỷ luật và có tinh thần quyết tâm theo đuổi đến cùng.

6.4- David Maxwell

David Maxwell được đánh giá là nhà lãnh đạo tài ba bởi khả năng xoay chuyển tình thế cực kỳ xuất sắc của mình.

Ông chính là người đã cứu công ty Fannies Mae thoát khỏi nguy cơ phá sản bằng cách tái cấu trúc công ty và mở rộng thị phần.

6.5- Darwin Smith

Darwin Smith là nhà lãnh đạo của tập đoàn Kimberly-Clark.

Năm 1971, ông tiếp quản Kimberly-Clark khi công ty đang trong tình trạng lụi tàn. Để cứu công ty thoát khỏi nguy cơ, ông đã liên tục đặt câu hỏi và ra quyết định bán đi các nhà máy bất kể chúng có lịch sử lâu đời ra sao.

Chính quyết định sáng suốt của ông đã giúp Kimberly-Clark trở thành công ty sản xuất giấy hàng đầu thế giới.

6.6- Charles Coffin

Charles Coffin là chủ tịch đầu tiên của General Electric Co. 

Ban đầu, ông tiếp nhận công ty từ một nhà sáng chế. Sau đó, ông đã tạo ra cơ chế tổ chức để công ty trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới.

Kỹ năng lãnh đạo cần

>>> Quan tâm thêm: 21 cách để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc hơn

6.7- Sam Walton

Sam Walton là người sáng lập ra tập đoàn Wal-Mart. Ông được mệnh danh là “vua bán lẻ”.

Ông luôn hiểu rõ nguy cơ từ những người lãnh đạo quá sức tài ba với tư tưởng cá nhân mạnh mẽ. Nhờ vậy, ông đã tự vượt qua cái bóng của chính mình và giúp công ty đạt được mức doanh thu lớn hơn mục tiêu đặt ra rất nhiều.

6.8- James Burke

James Burke là cựu lãnh đạo của công ty J&J.

Đứng trước khả năng xảy ra khủng hoảng từ dòng thuốc Tylenol, ông đã tập hợp các nhà lãnh đạo của công ty để tìm phương án giải quyết.

Ông đã tổ chức các cuộc họp tương tự trên khắp thế giới và thành công giúp công ty lấy lại niềm tin từ khách hàng bằng cách hành động trước khi cuộc khủng hoảng thực sự diễn ra.

6.9- George Merck

George Merck là nhà lãnh đạo nổi tiếng của công ty Merck & Co. Theo ông, Merck & Co phải làm điều có ích cho cộng đồng. Do đó, ông tiến hành phát thuốc miễn phí cho mọi người và đặt lợi nhuận ở vị trí thứ hai.

Cách làm này của ông hoàn toàn khác với các CEO khác là đặt lợi ích lên hàng đầu. Tuy nhiên, ông lại giúp doanh thu của công ty tăng 50 lần nhờ quan tâm đến cộng đồng.

6.10- Bill Allen

Bill Allen là nhà lãnh đạo của hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới – Boeing.

Ông đã vượt qua những suy nghĩ hạn hẹp xung quanh khi quyết định đầu tư vào máy bay dân dụng. Chính vì khả năng “suy nghĩ lớn” mà ông đã tạo nên thành công lớn trong lịch sử thế giới.

7- Lãnh đạo là bẩm sinh hay rèn luyện? 

Lãnh đạo là bẩm sinh hay rèn luyện mà thành chắc hẳn là thắc mắc của không ít người. Vậy, sự thực thì sao? 

Thực tế cho thấy, nhiều người bẩm sinh đã sở hữu tố chất lãnh đạo hơn người. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới với khả năng thuyết phục, dẫn dắt tổ chức của mình vượt lên các cuộc khủng hoảng mà không có nhiều kinh nghiệm. 

Nguyên nhân những nhà lãnh đạo đó làm được như vậy là vì bản thân họ sở hữu sẵn những phẩm chất, năng lực có thể giúp họ đảm đương xuất sắc vai trò của một người lãnh đạo.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chỉ những người có tư chất thiên bẩm mới có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi. Bởi vì, bạn chỉ cần hiểu rõ bản thân và có định hướng cụ thể nhằm cải thiện các kỹ năng nhất định thì chắc chắn vẫn có thể trở thành người lãnh đạo.

Nói cách khác, bất cứ ai cũng có thể trở thành người lãnh đạo bằng cách học tập, nâng cao những kỹ năng cần thiết.

Phân biệt lãnh đạo và quản lý

>>> Có thể bạn chưa biết: Những câu hỏi phỏng vấn cho vị trí lãnh đạo và gợi ý câu trả lời

8- Phân biệt lãnh đạo và quản lý 

Rất nhiều người thường nhầm lẫn hoặc cho rằng lãnh đạo và quản lý là một. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phân biệt rõ ràng lãnh đạo và quản lý qua các điểm sau:

+ Vai trò công việc: Người lãnh đạo phải tìm ra những hướng đi mới và dám đối mặt với các rủi ro trong quá trình triển khai các kế hoạch. Trong khi đó, người quản lý giữ nhiệm vụ triển khai công việc, quản lý nhân viên và cố gắng giảm thiểu thấp nhất các rủi ro.

+ Vai trò đối với nhân viên: Người lãnh đạo có vai trò truyền cảm hứng và động lực làm việc cho nhân viên. Còn người quản lý sẽ trực tiếp tương tác với nhân viên cũng như giám sát, thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc.

+ Phạm vi quyền hạn: Người lãnh đạo sẽ đưa ra các định hướng, mục tiêu và tầm nhìn cho doanh nghiệp. Còn người quản lý sẽ phải thực hiện các ý tưởng của người lãnh đạo bằng cách triển khai công việc, chỉ định nhân sự phù hợp để đạt hiệu quả công việc tối ưu.

+ Định hướng công việc: Người lãnh đạo tập trung vào việc định hướng cho nhân viên các mục tiêu trong tương lai. Còn người quản lý phải đảm bảo các công việc trong hiện tại được thực hiện một cách hiệu quả.

9- Kỹ năng lãnh đạo là gì? 

Kỹ năng lãnh đạo được hiểu là cách thức bạn sẽ sử dụng để tổ chức, sắp xếp công việc cho các thành viên khác trong nhóm hoặc tổ chức.

Bạn cần biết rằng, kỹ năng lãnh đạo không phải là một kỹ năng riêng lẻ mà nó có sự kết hợp của những kỹ năng mềm khác. Một nhà lãnh đạo giỏi chắc chắn phải có sự kiên nhẫn, khả năng đồng cảm, biết lắng nghe, giỏi giao tiếp, có thể xây dựng môi trường tập thể, có sự linh hoạt, dám đối mặt với rủi ro và phải giỏi tư vấn, giảng dạy.

Mong rằng bài viết này của Ms Uptalent đã giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về lãnh đạo là gì và cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin hữu ích về nhà lãnh đạo. Chúc bạn luôn thành công!

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.