maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
TÌM VIỆC

Kỹ sư an ninh mạng và những điều ít người biết 

Kỹ sư an ninh mạng và những điều ít người biết 

Với 390.000 chương trình độc hại mới được đăng ký mỗi ngày, an ninh mạng của năm 2020 đã trở thành sự quan tâm toàn cầu. Chúng tấn công vào các doanh nghiệp và có thể gây thất thoát hàng trăm tỷ đô la mỗi năm trên khắp thế giới. Những con số biết nói trên cho thấy thị trường tuyển dụng việc làm hiện nay đang “khát” các ứng viên cho vị trí kỹ sư an ninh mạng ra sao. Nhưng liệu rằng chỉ cần nền tảng kỹ thuật giỏi, sẽ thành công với nghề? Đó chỉ là một yếu tố cần, nhưng chưa đầy đủ, HRchannels sẽ giúp bạn hiểu rõ những điều mà ít ai nói với bạn về nghề an ninh mạng

1. Kỹ sư  an ninh mạng chỉ là 1 phần trong an ninh mạng 

Kỹ sư an ninh mạng được đánh giá là chức vụ bao quát và nên làm nhất trong lĩnh vực an ninh mạng. Thực chất đây chỉ là một tên gọi chỉ 1 công việc, đó là làm bảo mật mạng. Thị trường lao động hiện nay còn có nhiều dạng công việc khác trong lĩnh vực bảo mật thông tin. Nổi bật là 9 công việc dưới đây:

  1. Kỹ sư an ninh mạng 

  2. Nhà phân tích an ninh mạng 

  3. Quản lý an ninh mạng

  4. Kỹ sư hệ thống 

  5. Nhà phát triển phần mềm  

  6. Chuyên viên an ninh mạng

  7. Những việc làm hấp dẫn

    Kỹ Sư IT (Sản Xuất, Tiếng Trung)

    Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai CNTT-Phần cứng/Mạng , CNTT-Phần mềm , Sản Xuất

    Chuyên Viên Kinh Doanh ( Giải Pháp An Ninh Mạng)

    Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Bán hàng kỹ thuật, CNTT-Phần mềm , Bán hàng IT

    Front Office Manager (Hotel)

    Bình Thuận, Đắc Lắc, Lâm Đồng Dịch vụ an ninh , Du lịch/Khách sạn/ Hàng không

    Head Of Security (Hotel)

    Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Dịch vụ an ninh , Dịch vụ khách hàng

    Head Of Security (Hotel)

    Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Dịch vụ an ninh , Dịch vụ khách hàng

    Tư vấn an ninh mạng 

Tùy vào sự am hiểu và ưa thích mà các nhân lực đi theo ngành này có thể lựa chọn và phát triển chuyên môn theo hướng mong muốn. Kỹ sư an ninh mạng phụ trách kỹ thuật bảo mật chính và họ sử dụng thành quả từ các kỹ sư phần mềm, phân tích an ninh và tư vấn cho việc ngăn chặn mã độc và tin tặc tấn công dữ liệu. Mỗi ngành nghề trong lĩnh vực này đều có thể được đào tạo thêm trên nền tảng bạn là cử nhân công nghệ thông tin, có thể theo học nhiều chứng chỉ quốc tế để nắm bắt kỹ thuật tốt nhất và có cơ hội thăng tiến.

kỹ sư an ninh mạng
>>> Có thể bạn quan tâm: Vai trò của kỹ sư an ninh mạng là gì?

2. Công việc “ngày thức - đêm vẫn phải cày”

Kỹ sư an ninh mạng có câu nói vui là công việc “ngày thức - đêm cày” thay vì ngủ ngày cày đêm do thực tế công việc của họ. Một cuộc tấn công an ninh mạng là một vấn đề nghiêm trọng và không may là nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy các kỹ sư bận rộn trong tình trạng “đầu bù tóc rối” suốt 24h mỗi ngày. Tình huống dở khóc dở cười có thể là tin tặc sẽ tấn công vào ngày nghỉ, cuối tuần hay thậm chí là nửa đêm. Tuy nhiên, với đa số dân trong nghề, câu chuyện này đã không còn xa lạ mà đó là một đặc thù nghề nghiệp.

3. Một số nhiệm vụ được lặp đi lặp lại gây nhàm chán

Có lẽ mọi công việc đều có những khía cạnh nhàm chán và làm bảo mật mạng không ngoại lệ. Điều này chủ yếu là do các nhiệm vụ liên quan đến tài liệu, kiểm tra tệp nhật ký sự cố hay các hành động bảo mật lặp lại hàng ngày. Tuy nhiên, đừng bỏ qua nhiệm vụ hàng ngày của công việc. Đó có thể là lúc hacker mũ đen đang từ từ thâm nhập và gây ra sự cố cho hệ thống mạng công ty. 

Tất cả các nghề nghiệp đều có mặt tích cực và tiêu cực. Ở đây, chúng thường được xác định bởi thái độ và quan điểm của kỹ sư an ninh mạng. Những gì một người thấy nhàm chán, một người khác thấy thú vị. Điều quan trọng là phải biết những gì bạn giỏi và những gì bạn thích. 

4. Một hệ thống bảo mật mạng tốt không phải là tất cả

Rất nhiều kỹ sư an ninh mạng đang làm việc để phát triển phần cứng và phần mềm tốt hơn cho hệ thống bảo mật tập trung ở công ty, và điều đó thật tốt. Nhưng không phải chỉ hệ thống tốt là bạn đã hoàn thành tốt công việc của mình. Rủi ro có thể gặp phải bất cứ lúc nào, thậm chí là vào lúc mạng đang có lỗ hổng và bạn chưa kịp khắc phục. Vì vậy, các khía cạnh quản lý, tổ chức và chiến lược của an ninh mạng chính là phần còn lại để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo mật của chuyên viên. 

kỹ sư an ninh mạng và những điều cần biết
>>> Xem thêm: #9 câu hỏi phỏng vấn kỹ sư an ninh mạng phổ biến

5. Kích hoạt bảo vệ tường lửa tại nơi làm việc và ở nhà

Đừng chỉ dựa vào tường lửa của công ty bạn - đây là điều mà một kỹ sư an ninh mạng phải ghi nhớ. Cài đặt một tường lửa trên mạng gia đình của bạn nếu bạn vẫn cần làm việc tại nhà. Nếu công ty cung cấp phần mềm tường lửa, bạn có thể sử dụng sẵn, hoặc bạn đề nghị chi ngân sách mua nó. 

Có tường lửa cho mạng công ty và mạng gia đình của bạn là tuyến phòng thủ đầu tiên trong việc giúp bảo vệ dữ liệu trước các cuộc tấn công mạng. Tường lửa ngăn người dùng trái phép truy cập vào trang web, dịch vụ thư và các nguồn thông tin khác có thể được truy cập từ web.

6. Cân nhắc quyền kiểm soát của bên thứ ba trong mạng nội bộ 

Việc vi phạm dữ liệu bắt đầu từ bên trong các công ty là điều phổ biến. Đó là lý do tại sao các tổ chức cần xem xét và giới hạn quyền truy cập của nhân viên vào thông tin khách hàng và khách hàng. Không những vậy còn phải kiểm soát bên thứ 3 tham gia mạng nội bộ.

Là một kỹ sư an ninh mạng, việc bỏ qua những rủi ro ngay trong chính tổ chức là sai lầm. Bạn cần giám sát quyền hạn của bên thứ 3, như các chuyên viên đào tạo ngoài và nhân viên cũ, người vẫn có quyền truy cập cơ bản vào mạng của tổ chức. Nên hạn chế quyền truy cập của bên thứ ba vào một số khu vực mạng nhất định và nhớ hủy kích hoạt quyền truy cập khi họ kết thúc công việc hoàn toàn. 

Một kỹ sư an ninh mạng giỏi là người bảo mật công ty không có lỗ hổng kỹ thuật nào, hơn là cố gắng bảo vệ 1 công ty luôn là mục tiêu nhắm tới của tin tặc vì các lỗi hệ thống. Khoảng cách của chúng thật sự rất gần nhau. Bạn có thể có nền tảng kỹ thuật tốt, nhưng kỹ năng nhận biết xu hướng biến động của không gian mạng và cập nhật nó quan trọng không kém. Vì vậy, hãy ghi nhớ 5 điều mà HRchannels tiết lộ cho bạn như một cẩm nang hoàn thiện khả năng làm việc.


Dịch vụ headhunter- Săn đầu người
------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.