maro-news
Image
maro-news
Follow US:
Quick Search
TÌM VIỆC

Business Analyst là gì? Tìm hiểu nghề BA

Business Analyst là gì? Tìm hiểu nghề BA

Business Analyst được biết đến là những chuyên viên phân tích nghiệp vụ. Họ cung cấp cho doanh nghiệp những giải pháp để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Sau đây các bạn hãy cùng HRchannels khám phá và tìm hiểu về nghề BA - một nghề rất phát triển hiện nay nhé!

Nội dung bài viết gồm:
1- Business Analyst là gì?
2- Business Analyst sẽ làm những công việc gì?
3- Business Analyst cần có những kỹ năng nào?
4- Lộ trình để trở thành một Business Analyst 
Có thể bạn quan tâm:
Mức lương của một Business Analyst là bao nhiêu?
9 kỹ năng của một Business Analyst
Học gì để trở thành một Business Analyst


Việc làm lương cao
Xem thêm >>> Việc làm IT

1- Business Analyst là gì? 

Business Analyst còn được viết tắt là BA, là những người chuyên làm việc với khách hàng để tiếp nhận yêu cầu từ họ, kế tiếp sẽ chuyển những thông tin này tới bộ phận có liên quan để cùng thảo luận về những yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó Business Analyst cũng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài liệu có liên quan đến từng dự án.

Hiện nay, Business Analyst thực hiện ba chuyên môn chính sau đây:

Chuyên gia tư vấn quản lý (Management Analyst):

Nhiệm vụ chính của những chuyên gia này là đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Họ sẽ tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp cách để làm giảm chi phí và gia tăng doanh số.

Chuyên viên phân tích hệ thống (Systems Analyst):

Những người này sẽ tiến hành phân tích và thực hiện việc thiết kế kỹ thuật đối với những vấn đề kinh doanh có liên quan đến kỹ thuật. Ho sẽ xác định những vấn đề cần cải thiện, thiết kế hệ thống để thực hiện những cải thiện đó cũng như đào tạo và chuyển giao cho những người trực tiếp sử dụng hệ thống.

Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Analyst):

Đây là những người sẽ chịu trách nhiệm thu thập thông tin và kết quả, rồi trình bày những dữ liệu này dưới dạng đồ thị, biểu đồ, bảng biểu và báo cáo lên các cấp quản lý. Đồng thời họ sẽ sử dụng các dữ liệu này để xác định xu hướng và tạo dựng mô hình nhằm dự đoán những tình huống có thể diễn ra.

Business Analyst là gì

>>>> Xem thêm: Coder là gì? Tìm hiểu về nghề Coder

2- Business Analyst sẽ làm những công việc gì? 

Trong vai trò trung gian kết nối giữa khách hàng và nội bộ doanh nghiệp, Business Analyst thường làm những việc chính sau đây:

Những việc làm hấp dẫn

Pricing Analyst

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Sản Xuất , Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng

Finance Analyst (Manufacturing)

Hồ Chí Minh, Bình Dương , Đồng Nai Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Analyst Supply Chain

Hà nội, Bắc Ninh, Hưng Yên Kho vận, Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Xuất nhập khẩu

Nhân viên business analyst

Bến Tre Dệt may/ Sợi/ Giầy da

Chuyên Gia Phân Tích Tài Chính (Tiếng Trung)

Hà nội, Bắc Giang, Bắc Ninh Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Sản Xuất

Thứ nhất, Business Analyst sẽ làm việc với khách hàng để biết được những yêu cầu của họ, sau đó sẽ truyền đạt những yêu cầu đó cho đội nhóm trong nội bộ doanh nghiệp. Trên thực tế Business Analyst làm việc trực tiếp với khách hàng còn nhiều hơn PM. Họ cũng là nhân tố quan trọng giúp xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm thúc đẩy thêm nhiều cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc với khách hàng, Business Analyst sẽ giúp họ phân tích những ưu khuyết điểm của từng giải pháp và đề xuất cho họ những giải pháp tối ưu nhất. Khi đó Business Analyst đóng vai trò của một người làm sales, họ trực tiếp đem về dự án mới cho doanh nghiệp.

Thứ hai, làm việc đội ngũ nhân viên nội bộ, chuyển yêu cầu của khách hàng cho họ và cùng thảo luận với họ về các yêu cầu đó. Business Analyst sẽ phải làm việc với rất nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm Developer, QC, PM. Trong quá trình làm việc nếu phát hiện các yêu cầu phát sinh không thuộc trách nhiệm của nhóm thì Business Analyst cần trao đổi lại với PM để xác định xem nhóm của mình có phải thực hiện hay không, nếu phải làm thì có ảnh hưởng gì đến các dự án khác đang được triển khai hay không,…

Thứ ba, thực hiện những công việc có liên quan đến các tài liệu của dự án, bao gồm viết và quản lý các tài liệu dự án sao cho hợp lý và đúng quy định. Việc quản lý tài liệu dự án rất quan trọng bởi vì các tài liệu này không thể viết một lần là xong, mà còn phải qua nhiều lần chỉnh sửa. Hơn nữa một dự án thường có rất nhiều tài liệu khác nhau. Trách nhiệm của Business Analyst là phải đảm bảo mọi người biết được tài liệu cuối cùng là bản nào và những thay đổi của dự án sẽ ảnh hưởng đến tài liệu nào.

Công việc của Business Analyst

3- Business Analyst cần có những kỹ năng nào? 

Là một Business Analyst thì kỹ năng quan trọng bạn cần có là kỹ năng giao tiếp. Đổi lại nghề BA cũng giúp cho người theo nghề này nâng cao kỹ năng giao tiếp. Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp Business Analyst làm việc và thương lượng với khách hàng hiệu quả hơn. 

Bên cạnh đó, Business Analyst cũng cần có khả năng suy nghĩ logic để có thể thương lượng và giải quyết công việc hiệu quả nhất. Họ cũng phải có đầu óc cởi mở và sẵn sàng đón nhận những thứ mới mẻ. Điều này thực sự rất hữu ích, vì khi bạn cứ mãi khư khư suy nghĩ theo lối cũ, bạn sẽ không thể tìm ra những giải pháp mới. 

Sau cùng, một Business Analyst cần phải biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ cho công việc của mình, như là Office, Visual để vẽ hình, hay là dùng wireframe mockup để trình bày các giải pháp cho khách hàng. Ngoài ra, Business Analyst cũng phải biết cách sử dụng các công cụ để quản lý dự án hiệu quả hơn như là Jira hay Confluence.

Kỹ năng của một Business Analyst
Có thể bạn quan tâm >>> Mức lương của một Business Analyst là bao nhiêu?

4- Lộ trình để trở thành một Business Analyst 

Trước khi trở thành một Business Analyst, bạn có thể bắt đầu sự nghiệp tại các vị trí lập trình viên hoặc là kỹ sư công nghệ thông tin. Tuy nhiên đó không phải là con đường duy nhất. Bởi vì rất nhiều Business Analyst bắt đầu sự nghiệp của mình từ một ngành nghề kinh doanh khác. Mặc dù những người đó không có chuyên môn kỹ thuật nhưng họ có khả năng phân tích nghiệp vụ xuất sắc. 

Sau khi tích lũy cho mình một số năm kinh nghiệm nhất định, bạn có thể thăng tiến lên vị trí Business Analyst. Từ vị trí Business Analyst này bạn có thể tiếp tục phát triển lên các vị trí Giám đốc dự án, Chuyên viên tư vấn hoặc là Cố vấn chuyên môn.

Tóm lại, trong các doanh nghiệp, Business Analyst đóng vai trò như một cầu nối giữa khách hàng và đội nhóm thực hiện dự án. Họ chịu trách nhiệm chuyển giao thông tin và hiểu rõ nhất dự án họ sẽ thực hiện. Hy vọng qua những thông tin này của HRchannels bạn đọc có thể hiểu được Business Analyst là gì và nắm được những thông tin cần thiết về nghề BA.

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người
----------------------------------------------------------

HRchannels - Headhunter -  Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam


HRchannels

HRchannels

HRchannels là nền tảng tuyển dụng và thu hút nhân sự cấp cao hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 16 năm kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự cấp cao. Chúng tôi là công ty headhunter hàng đầu ở Việt Nam.